Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các Ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tín dụng. Đó chính là các bước(hoặc nội dung công việc) mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan trong Ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình phân tích tín dụng của ngân hàng
Quy trình phân tích tín dụng của ngân hàng
Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng,
các Ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tín dụng. Đó chính là các
bước(hoặc nội dung công việc) mà cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan
trong Ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng.
Bước1: Phân tích trước khi cấp tín dụng.
Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của phân tích tín dụng.
Nội dung chủ yếu là thu thập và sử lý thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm
năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ,
quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay.
Bằng các phương pháp như : phỏng vấn trực tiếp, mua hoặc tìm kiếm thông tin qua
các trung gian(qua các cơ quan quản lý, qua cac bạn hàng chủ nợ khác của người
vay, qua các trung tâm thông tin hoặc tư vấn), thông qua các báo cáo của người
vay trính cho Ngân hàng. Ngân hàng sẽ có được những thông tin về khách hàng
của mình, một điều quan trọng đối với Ngân hàng là phải xử lý được các thông tin
đó, làm sao phải xác định được tín trung thực của những thông tin mà Ngân hàng
có được.
Nội dung phân tích chủ yếu của bước này là phải tập trung vào:
Đánh giá tài sản của khách hàng, việc đánh giá tài sản của khách hàng là
điều quan trọng đối với Ngân hàng bởi vì tài sản(một phần hoặc tất cả) của
khách hàng luôn được coi là vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu
hồi nợ khi khách hàng mất khả năng sinh lời. Khi đánh giá tài sản của khách
hàng thì Ngân hàng tập trung vào: Ngân quỹ, các chứng khoán có giá, hàng
tồn kho, tài sản cố định.
Đánh giá các khoản nợ của khách hàng là một công việc quan trọng mà
Ngân hàng cần phải làm bởi vì thông qua việc đánh giá các khoản nợ mà
Ngân hàng biết được tình khả năng tài chính của khách hàng, đồng thời
Ngân hàng cũng biết được vị trí của mình trong các chủ nợ. Nếu Ngân hàng
giành được vị trí quan trọng nhất thì nó dễ dàng thu được nợ hơn là các vị trí
khác.
Phân tích luồng tiền: Thông qua việc xác định hoặc dự báo dòng tiền thực
nhập quỹ(gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền nhập
quỹ từ hoạt động đầu tư, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường) và
dòng tiền thực xuất quỹ( gồm: dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh
doanh, dòng tiền xuất quỹ thực hiện đầu tư, dòng tiền xuất quỹ thực hiện
hoạt động bất thường) Ngân hàng có thể biết được tình trạng ngân quỹ của
khách hàng trong tháng, quý, hay năm. Từ đó Ngân hàng có thể thiết lập kế
hoạch thu nợ, giải ngân hợp lý, nâng cao chất lượng khoản vay.
Sử dụng các tỷ lệ như: Nhóm tỷ lệ thanh khoản, nhóm tỷ lệ sinh lời để đánh
giá khả năng của người vay trong việc đáp ứng trách nhiệm tài chính ngắn
hạn và khả năng tạo lợi nhuận của người vay.
Các điều kiện kinh tế: Có thể thấy nghĩa vụ của khách hàng đối với Ngân
hàng đều xảy ra trong tương lai vì thế khả năng hoạt động kinh doanh của
khách hàng trong tương lai được Ngân hàng đặc biệt quan tâm phân tích.
Thời hạn càng dài, dự đoán càng khó chính xác, đó là do tác động của các
điều kiện kinh tế. Thiên tai, các thay đổi bất thường trong đời sống chính trị,
khủng hoảng kinh tế vùng, quốc gia, sự sa sút đột ngột của ngành... làm thay
đổi các tính toán ban đầu, dẫn đến giảm hoặc mất khả năng trả nợ của khách
hàng.
Bươc 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thoả thuận giữa người nhận tài trợ(khách
hàng) và ngân hàng, với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách
hàng một khoản tín dụng(hoặc hạn mức tín dụng) trong một khoản thời gian và lãi
suất nhất định. Hợp đồng tín dụng là văn bản mang tính pháp luật xác định quyền
và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuân thủ các điều
khoản của các luật, các quy định. So vậy, cả Ngân hàng và khách hàng phải cân
nhắc kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng tín dụng.
Nội dung của hợp đồng tín dụng gồm những khoản mục chính là: Họ tên, địa chỉ
của khách hàng; mục đích sử dụng vốn; số lượng tín dụng; lãi suất; phí; thời hạn
tín dụng; các loại bảo đảm; kế hoạch giải ngân; điều kiện thanh toán và các điều
kiện khác.
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng.
Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền
cho khách hàng như thoả thuận. Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng kiểm soát
khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ không? Quá trình sản
xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua
lỗ hay không?... Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm thông tin về
khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt cho thấy c ...