Danh mục

Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 768.72 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo sau đây có kết cấu gồm 3 phần: Cơ sở lý thuyết, quy trình thẩm định giá, phân tích hồ sơ thẩm định giá bất động sản. Tham khảo nội dung tài liệu để bổ sung các kiến thức hữu ích cho bản thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo I. Cơ sở lý thuyết 1.1. Đảm bảo tín dụng 1..1.1. Cơ sở pháp lý: Bảo đảm tín dụng bằng tài sản đảm bảo được thực hiện theo Nghị định 178/1999/NĐ – CP ban hành ngày 29/12/2006 của Chính Phủ và thông tư hướng dẫn số 60/2000/TTNHNN1 ngày 04/04/2000 về bảo đảm tiền vay của các tổchức tín dụng; Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐCP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. 1.1.2. Khái niệm: Bảo đảm tín dụng bằng tài sản đảm bảo là việc bên vay vốn dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm với bên cho vay về khả năng hoàn trả nợ vay của mình. 1.1.3. Tác dụng: Bảo đảm tín dụng bằng tài sản đảm bảo có một số tác dụng chủ yếu như sau: - Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì m ột lý do nào đó không thanh toán được nợ. - Làm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ và sử dụng vốn vay có hiệu quả. - Là rào cản đối với những đối tượng đi vay có chủ định lừa đảo. 1.2. Khái niệm và vai trò của công tác thẩm định tài sản đảm bảo 1.2.1. Khái niệm: Tài sản đảm bảo (TSĐB) là tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch Thẩm định tài sản đảm bảo là việc mà ngân hàng sử dụng các công cụ và phương tiện kĩ thuật nhằm đánh giá được giá trị của tài sản đảm bảo mà các khách hàng để đảm bảo cho khoản vay 1.2.2. Vai trò của công tác thẩm định tài sản đảm bảo: Thẩm định gía tài sản là hoạt động rất cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, có thể coi là trung tâm của tất cả hoạt động kinh tế. Thẩm định giá có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đưa ra các quyết định liên quan tới việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, cho thuê, đánh thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài sản cố định. Dịch vụ của nhà thẩm định giá phục vụ bất kỳ người nào có quan hệ giao dịch về tài sản. Chẳng hạn nhà thẳm định giá có thể được yêu cầu tư vấn cho người bán về giá bán tài sản của mình; cho người thuê về tiền thuê tài sản hàng năm mà họ phải trả; cho một người nhận đồ thế chấp về giá trị của vật đảm bảo và về số tiền cho vay theo giá trị của vật thế chấp mà người đó giao cho người đi vay; là tư vấn cho người bị sức ép bán bắt buộc về giá bồi hoàn.... Việc phải hiểu rõ mục đích, yêu cầu cần thiết của thẩm định giá là yếu tố quan trọng nhất đối với một thẩm định viên, do giá trị của một lợi ích cụ thể trong tài sản không phải luôn giống nhau đối với tất cả mọi mục đích. Trong đa số các trường hợp, vấn đề quan trọng hàng đầu của nhà thẩm định là đánh giá giá trị thị trường; nghĩa là tổng số tiền vốn hay tiền thuê hàng năm sẽ được yêu cầu hay phải trả cho một lợi ích cụ thể trong tài sản vào một thời điểm cụ thể, trên những điều kiện cụ thể và tuân theo đúng pháp luật. II. Quy trình thẩm định giá 2.1. Các bước thực hiện trong quá trình thẩm định giá. - Sơ đồ: Xác định TSĐB Lập kế hoạch thẩm định Thu thập thông tin, số liệu thực tế Phân tích số liệu Xác định giá trị TSĐB Lập biên bản báo cáo thẩm định Doanh nghiệp và thẩm định viên phải tuân theo đầy đủ trình tự sáu (6) bước sau đây: - Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá. - Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá. - Bước 3: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin. - Bước 4: Phân tích thông tin. - Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá. - Bước 6: Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá. 2.2. Quy trình thực hiện chi tiết. B1- Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và loại hình giá trị làm cơ sở thẩm định giá. 1- Các đặc điểm cơ bản về pháp lý, về kinh tế kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá. 2- Mục đích thẩm định giá: Thẩm định viên phải xác định và nhận thức mục đích thẩm định giá của khách hàng. Mục đích thẩm định giá phải được nêu rõ trong báo cáo thẩm định giá. 3- Xác định khách hàng, yêu cầu của khách hàng; những người sử dụng kết quả thẩm định giá. 4- Những điều kiện ràng buộc trong xác định đối tượng thẩm định giá: Thẩm định viên phải đưa ra những giả thiết và những điều kiện bị hạn chế đối với: những yêu cầu và mục đích thẩm định giá của khách hàng; những yếu tố ràng buộc ảnh hưởng đến giá trị tài sản; những giới hạn về: tính pháp lý, công dụng của tài sản, nguồn dữ liệu, sử dụng kết quả; quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên theo hợp đồng thẩm định giá. 5- Việc đưa ra những điều kiện hạn chế và ràng buộc của thẩm định viên phải dựa trên cơ sở: a- Có sự xác nhận bằng văn bản của khách hàng và trên cơ sở nhận thức rõ ràng những điều kiện đó sẽ tác động đến bên thứ ba thông qua kết quả thẩm định giá. b- Phù hợp với quy định của luật pháp và các quy định hiện hành khác có liên quan. c- Trong quá trình thẩm định giá, nếu thẩm định viên thấy những điều kiện hạn chế và ràng buộc đưa ra là không chặt chẽ hoặc thiếu cơ s ...

Tài liệu được xem nhiều: