Danh mục

Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.83 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ đi sâu vào việc phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến quyền bào chữa của người chưa thành niên trong hệ thống tố tụng hình sự. Đánh giá thực tiễn thực hiện quyền bào chữa của người chưa thành niên trong hệ thống tố tụng hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, đưa ra các kiến nghị và phân tích một số giải pháp để cải thiện và bảo đảm quyền bào chữa của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Lê Ngọc Huyền Tóm tắt: Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói chungvà đặc biệt là quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thànhniên nói riêng trong TTHS là một trong những điểm tích cực trong BLTTHS 2015. Tuynhiên, thực tiễn tố tụng hình sự cho thấy việc đảm bảo quyền bào chữa cho người bị tạmgiữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên chưa thực hiện đầy đủ, ảnh hưởng trực tiếpđến quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Bài viết nàysẽ đi sâu vào việc phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến quyền bào chữa của ngườichưa thành niên trong hệ thống tố tụng hình sự. Đánh giá thực tiễn thực hiện quyền bàochữa của người chưa thành niên trong hệ thống tố tụng hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó,đưa ra các kiến nghị và phân tích một số giải pháp để cải thiện và bảo đảm quyền bàochữa của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự. Từ Khóa: Bào chữa; người bị tạm giữ; bị can; bị cáo; người chưa thành niên 1. Đặt vấn đề Quyền bào chữa là một quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến phápvà các văn bản pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới, trong đó có ViệtNam. Việc đảm bảo quyền bào chữa đặc biệt quan trọng đối với người chưa thành niên bịbuộc tội. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành đã có những quy định tương đốiđầy đủ, toàn diện về quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội. Tuy nhiên,việc bảo đảm quyền bào chữa cho người chưa thành niên bị buộc tội vẫn còn một số hạnchế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ các góc độ quy định pháp luật và thựctiễn áp dụng pháp luật nói trên, việc nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề nhằm bảo đảm quyềnbào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. 1. Khái niệm và cơ sở của việc quy định quyền bào chữa của người bị tạm giữ,bị can, bị cáo là người chưa thành niên 1.1. Khái niệm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ngườichưa thành niên Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói chung là một quyền màpháp luật tố tụng hình sự quy định để họ thực hiện việc chống lại sự buộc tội của các cơquan tiến hành tố tụng, của người bị hại (trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu của ngườibị hại) hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho quyền bàochữa, Điều 31 Khoản 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam,khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào Lê Ngọc Huyền, Lớp Luật K45B, SĐT: 0827876171. Email: lengochuyen03072003@gmail.com 195chữa”. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Điều 16 BLTTHS 2015 đã ghi nhận chủ thểcủa quyền bào chữa “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc ngườikhác bào chữa.” Để đưa ra một khái niệm về quyền bào chữa tổng quát nhất của người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo là người chưa thành niên thì trước hết cần làm rõ thế nào là quyền bào chữavà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên là chủ thể như thế nào? Córất nhiều quan điểm khác nhau, những quan điểm này đã được các học giả đề cập trongcác công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết. Một trong những quan điểm ở các sáchbáo pháp lý về bào chữa trong tố tụng hình sự là quan điểm của nhà luật học Xô viếtStragovich M.S cho rằng: “Bào chữa là tổng hợp các hành vi tố tụng hướng tới việc bácbỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự của bịcan”. Với quan điểm này, khái niệm bào chữa của Stragovich đã được nhiều tác giả ủnghộ. Bên cạnh đó có Ph. N. Phatkylin, ông cho rằng bào chữa trong tố tụng hình sự khôngchỉ là tổng hợp các hành vi tố tụng hướng tới việc bác bỏ sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹtrách nhiệm mà “bào chữa thậm chí được thể hiện trong việc bảo đảm các quyền và lợiích được pháp luật bảo vệ của bị can kể cả khi chúng không trực tiếp liên quan tới việclàm giảm nhẹ trách nhiệm của bị trong vụ án”. Ngoài các quan điểm nêu trên, tiếp cận các quy định pháp luật tố tụng hình sự củacác nước chúng ta thấy có một số quan niệm khác nhau về quyền bào chữa. Trong phápluật tố tụng hình sự Nga quy định quyền bào chữa là quyền của bị can, bị cáo được tựmình hoặc nhờ người bào chữa đưa ra các chứng cứ hoặc yêu cầu để bác bỏ sự buộc tộihay làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình; sự tham gia của người bào chữa không bị hạnchế ở giai đoạn xét xử mà được bắt đầu ngay từ giai đoạn điều tra. Đồng tình với quanđiểm trên, tác giả Hoàng Thị Sơn đưa ra quan điểm của mình: “quyền bào chữa của bịcan, bị cáo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: