Danh mục

Quyền được lãng quên và một số vấn đề liên quan đến Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 831.84 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua bài viết "Quyền được lãng quên và một số vấn đề liên quan đến Nghị định 13/2023/NĐ-CP" nhóm tác giả mong muốn tìm hiểu rõ các quy định và thực tiễn áp dụng “quyền được lãng quên” ở Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền được lãng quên và một số vấn đề liên quan đến Nghị định 13/2023/NĐ-CP QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP ThS Lê Thùy Khanh, Lê Như Quỳnh, Chung Tú Linh, Nguyễn Cảnh Kim, Nguyễn Trần Quế Trân Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế TP.HCMTÓM TẮTTại Liên minh châu Âu (EU), quyền được lãng quên được công nhận rộng rãi và bảo vệ bởiQuy định chung về bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation - GDPR). GDPR đãđưa ra các nguyên tắc và quy định rõ ràng về quyền riêng tư và quyền được lãng quên, đảmbảo rằng người dùng có quyền kiểm soát thông tin cá nhân của họ và có thể yêu cầu xóa dữliệu trong những trường hợp không còn lý do hợp lệ để giữ lại. Mặt khác, tại Việt Nam, với sựmới mẻ của nghị định 13/2023/NĐ-CP nên việc hiện thực hóa và thực thi quyền được lãngquên vẫn còn nhiều thách thức. Quy định cụ thể và khung pháp lý cho việc bảo vệ quyền nàyvẫn chưa được phát triển đầy đủ, do đó chưa thể xử lý hay giải quyết những vấn đề liên quanđến việc bảo vệ quyền riêng tư và quyền tự do thông tin của người dân.Từ khóa: dữ liệu cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền được lãng quên, Nghị định13/2023/NĐ-CP, GDPRABSTRACT In the European Union (EU), the right to be forgotten is widely recognized andprotected by the General Data Protection Regulation (GDPR). The GDPR has introduced clearprinciples and regulations around the right to privacy and the right to be forgotten, ensuringthat users have control over their personal information and can request deletion of data incircumstances where there are not valid reasons to keep it. On the other hand, in Vietnam, withthe newness of Decree 13/2023/ND-CP, realizing and enforcing the right to be forgotten still 227has many challenges. Specific regulations and legal frameworks for the protection of this righthave not yet been fully developed, so it is not possible to address or resolve issues related tothe protection of privacy and freedom of information of people.Keywords: personal data, personal data protection, right to be forgotten, Decree13/2023/ND-CP, GDPRĐẶT VẤN ĐỀQuyền riêng tư của người dùng mạng xã hội đã trở thành một khía cạnh quan trọng của cuộcsống trực tuyến, và Việt Nam không chỉ chú trọng đến việc bảo vệ quyền này mà còn đã đạtđược những cải thiện đáng kể trong lĩnh vực an ninh mạng.Việt Nam đã chứng minh sự cam kết của mình đối với an ninh mạng thông qua việc nâng caochỉ số an toàn và an ninh mạng toàn cầu (GCI) từ vị trí 100 lên 50 trong ba kỳ đánh giá gầnđây của Liên minh Viễn thông Quốc tế. Và việc đứng ở vị trí 25/194 quốc gia vùng lãnh thổtrong lĩnh vực an toàn và an ninh mạng, cho thấy sự phấn đấu không ngừng của quốc gia nàytrong việc đảm bảo môi trường mạng an toàn và bảo vệ thông tin quốc gia.Trong bối cảnh hiệnnay, khái niệm “quyền được lãng quên” xuất hiện như một giải pháp quan trọng giúp cá nhâncó quyền kiểm soát thông tin riêng tư của mình trên không gian mạng và đảm bảo rằng nhữngthông tin cá nhân không còn cần thiết hoặc không muốn được công khai để gây hại đến danhdự và quyền lợi của họ. Cùng với sự ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP Bảo vệ dữ liệu cánhân đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc xác lập cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền riêngtư của cá nhân trong không gian mạng. Nhận thấy việc nghiên cứu về bảo vệ dữ liệu cá nhânđặc biệt là quyền được lãng quên trong bối cảnh này là cần thiết, nhóm tác giả lựa chọn đề tài“Quyền được lãng quên và một số vấn đề liên quan đến nghị định 13/2023/NĐ-CP”.Để đối mặt với thời đại kỹ thuật số ngày nay, những quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trongkhoảng thời gian gần đây là một đề tài luôn nhận được sự quan tâm từ tất cả mọi người, đặcbiệt là các chuyên gia, luật gia, giảng viên, nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu sinh. ViệtNam vừa ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có hàm ýmột vài điều về quyền cá nhân được xóa dữ liệu. Vì vậy, nhóm tác giả mong muốn tìm hiểu rõcác quy định và thực tiễn áp dụng “quyền được lãng quên” ở Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ vàViệt Nam. Từ đó so sánh việc thực hiện quyền này ở các nước, những thuận lợi và bất cập khiáp dụng “quyền được lãng quên” vào cuộc sống con người và đưa ra gợi ý chính sách cho ViệtNam trong tương lai. 228NỘI DUNG1. Cơ sở lý thuyết1.1. Khái niệm về “quyền được lãng quên” (Definition)Thuật ngữ “quyền được lãng quên” xuất hiện trong bối cảnh bùng nổ dữ liệu internet. Kháiniệm này nảy sinh từ những năm cuối của thế kỉ XX và được Liên minh Châu Âu ban hànhpháp luật điều chỉnh sau hơn 10 năm (kể từ năm 1995 với Chỉ thị bảo vệ dữ liệu cá nhân số95/46/EC 1995). Sau đó, vụ kiện của Google Tây Ban Nha SL v Agencia Española deProtección de Datos vào năm 2014, thuật ngữ về “quyền được lãng quên” đã được triển khaivà áp dụng. CJEU cho rằng, trong một số trường hợp nhất định, các nhà điều hành công cụ tìmkiếm phải theo yêu cầu, xóa các liên kết do tìm kiếm tên của một cá nhân trong đó các kết quảđó hiển thị không đầy đủ, không liên quan hoặc không còn phù hợp hoặc quá mức. Và cũng từđó, Tòa án này đã tìm cách thực hiện các hành động bảo vệ thông tin cá nhân theo nguyên tắc“giảm thiểu dữ liệu”. Tuy nhiên, cụm từ “quyền được lãng quên” bắt nguồn từ nguyên tắc pháplý của Pháp với tên gọi “le droit doubli”. Với cách tiếp cận này, “quyền đư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: