Danh mục

Quyền về đất đai của phụ nữ trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.10 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này làm rõ các nội hàm của quyền đất đai của phụ nữ trong luật nhân quyền quốc tế và những kinh nghiệm pháp luật của một số nước. Bài viết cũng đặt ra những thách thức và giải pháp để đảm bảo quyền ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền về đất đai của phụ nữ trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam Quyền về đất đai của phụ nữ trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam TS Ngô Minh Hương Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 1. Giới thiệu Quyền tiếp cận, sử dụng và kiểm soát đất đai là quyền cơ bản được ghi trongTuyên ngôn Nhân quyền phổ quát (UDHR) và Công ước Xóa bỏ Mọi Hình thức Phânbiệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW). Tiếp cận và kiểm soát đất đai cho phép mọi ngườixây dựng nơi ở và / hoặc duy trì sinh kế cho bản thân và gia đình của họ. Quyền sởhữu cá nhân đối với nhà và đất có thể làm tăng quyền lực của cá nhân trong gia đình,cộng đồng và trong xã hội. Tuy nhiên, khả năng sở hữu và sử dụng đất phụ thuộc vàocả bối cảnh pháp lý và xã hội. Mặc dù cả nam giới và phụ nữ đều có thể bị từ chối đấtđai và các quyền tài sản khác, nhưng phụ nữ thường bị gạt ra ngoài lề bởi luật phápvà xã hội có định kiến giới. Bài viết này làm rõ các nội hàm của quyền đất đai của phụ nữ trong luật nhânquyền quốc tế và những kinh nghiệm pháp luật của một số nước. bài viết cũng đặt ranhững thách thức và giải pháp để đảm bảo quyền ở Việt Nam. Bài viết gồm bốn phầnchính: (i) quy định về quyền đất đai của phụ nữ trong các công ước quốc tế về quyềncon người; (ii) quy định về quyền đất đai của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam và sựtương thích; (iii) Thách thức và các biện pháp khuyến nghị cho Việt nam nhằm đảmquyền đất đai của phụ nữ. Bài viết phân tích về quyền đất đai của phụ nữ ở Việt nam và những hạn chếtrong việc thực thi đảm bảo quyền này cũng như các hậu quả của việc từ chối quyềnnày hoặc khi phụ nữ không thể tiếp cận được quyền. Quyền tiếp cận sở hữu đất đaicủa phụ nữ được quy định trong pháp luật quốc tế và quốc gia từ đó có những khuyếnnghị giải pháp đỗi với Việt Nam trên phương diện xây dựng pháp luật. 2. Quyền sở hữu đất đai của phụ nữ theo pháp luật quyền con người quốc tế Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người ghi nhận các quyền và tự do cơ bảnmang tính phổ biến, do vậy, tất cả mọi người kể cả phụ nữ cũng là chủ thể của quyền. 244Tuyên ngôn cũng ghi nhận không có sự phân biệt đối xử dựa trên các cơ sở nhu dântộc, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, giới tính hoặc tình trạng khác. “Nghị quyết số 2000/13 của Ủy ban Nhân Quyền quy định về sở hữu bìnhđẳng của phụ nữ, tiếp cận và kiểm soát đất đai và quyền bình đẳng về sở hữu tài sảnvà nhà ở thoả đáng được thông qua vào năm 2000, thừa nhận rằng luật pháp, chínhsách, phong tục và truyền thống ngăn cản phụ nữ sở hữu và thừa kế đất đai, tài sảnvà nhà ở là phân biệt đối xử. Tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ vào tháng 9năm 1995, Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh đã được thông qua nhằmmục đích thúc đẩy các mục tiêu bình đẳng, phát triển và hòa bình cho tất cả phụ nữ,cũng như thúc đẩy quyền của họ. Điều 35 của Tuyên bố Bắc Kinh yêu cầu các quốcgia đảm bảo quyền tiếp cận đất đai bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ, trao quyềncho phụ nữ và trẻ em gái. Công ước CEDAW Điều 14 (2) (g) quy định rằng các quốc gia thành viên củaCông ước phải đảm bảo rằng phụ nữ ở nông thôn được hưởng lợi từ phát triển nôngthôn bằng cách đảm bảo cơ hội tiếp cận cảu phụ nữ với khoản vay và tín dụng nôngnghiệp, và đối xử bình đẳng về đất đai trong việc thực hiện các cải cách nông nghiệpvà dự án tái định cư đất đai . Điều 16 (h) cũng bảo vệ phụ nữ trong tất cả các vấn đềliên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình, và yêu cầu các Quốc gia thực hiện mọibiện pháp cần thiết để xóa bỏ sự phân biệt đối xử chống lại họ bằng cách tạo ra cácquyền như nhau cho cả nam và nữ đối với quyền sở hữu, mua , quản lý, điều hành,sử dụng và định đoạt tài sản. Điều 2 và 3 của Công ước xoá bỏ mọi sự phân biệt đốixử với phụ nữ (CEDAW) quy định rõ về trách nhiệm của nhà nước cần quy địnhnguyên tắc bình đẳng nam nữ trong hiến pháp, pháp luật quốc gia và đảm bảo thựchiện các nguyên tắc này trên thực tế, Quốc gia cần có các biện pháp ngăn chặn cáchình thức phân biệt đối xử chông lại phụ nữ bằng mọi biện pháp, kể cả chế tài hìnhsự. Thêm nữa, quốc gia cũng cần thiết lập các cơ chế pháp lý để phụ nữ được bảo vệcác quyền bình đẳng của họ. Điều 15 CEDAW Khoản 2 cũng cụ thể hơn về quyềnbình đẳng của phụ nữ trong việc ký kết hợp đồng, quản lý tài sản và phải đối xử bìnhđẳng với phụ nữ trong tất cả những giai đoạn tố tụng trước toà án và các cơ quan xétxử. Điều 16 quy định quốc gia thành viên cần có các biện pháp thích hợp để xoá bỏsự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân 245và quan hệ gia đình kể cả bình đẳng đối với việc sở hữu, thừa kế, kiểm soát, quản lý,hưởng thụ và sử dụng tài sản. Bình luận chung số 21 của CEDAW (đoạn 25) giảithích thêm quốc gia cần đảm bảo quyền sở hữu, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: