Danh mục

Rắc rối thường gặp khi huy động vốn cổ đông

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.76 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vốn cổ đông chính là khoản tiền mà các thành viên của công ty cổ phần chung tay góp vào để xây dựng và duy trì các hoạt động của công ty. Mục đích của doanh nghiệp khi tăng vốn cổ phần thường là mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm vốn cho dự án hay là huy động để đáp ứng hạn mức 80 tỉ của trung tâm giao dịch chứng khoán…Các cổ đông kỳ vọng luôn kỳ vọng vào các khoản góp vốn đầu tư của mình. Nhưng bên cạnh các mục đích và những hy vọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rắc rối thường gặp khi huy động vốn cổ đôngRắc rối thường gặp khihuy động vốn cổ đôngVốn cổ đông chính là khoản tiền mà các thành viên của công ty cổ phầnchung tay góp vào để xây dựng và duy trì các hoạt động của công ty. Mụcđích của doanh nghiệp khi tăng vốn cổ phần thường là mở rộng quy môsản xuất, tăng thêm vốn cho dự án hay là huy động để đáp ứng hạn mức80 tỉ của trung tâm giao dịch chứng khoán…Các cổ đông kỳ vọng luôn kỳ vọng vào các khoản góp vốn đầu tư của mình.Nhưng bên cạnh các mục đích và những hy vọng của cổ đông thì vốn cổ đôngcòn có những rắc rối nào nữa không và những rắc rối thường thấy à gì?Chi phí vốn cổ đông cao, tỉ lệ sinh lời thấpVốn cổ đông là một loại vốn sử dụng với chi phí cao nhất trong các các loạivốn huy động khác. Trong đó thì tỉ lệ vốn sinh lời lại thấp và rất chậm.Chi phí vốn cao: Chi phí cho vốn cổ phần luôn cao hơn các chi phí vay lãikhác là điều hiển nhiên. Một bên là vay và trả lãi suất (cao nhất cũng chỉ là24% một năm khi huy động ngân hàng). Còn ở đây lãi suất doanh nghiệpkiếm đ ược sẽ phải chia cho cổ đông theo tỉ lệ phần trăm góp vốn của họ, mộtcon số chi phí rất lớn.Tỉ lệ sinh lời thấp: Phần vốn cổ đông thường có tỉ lệ sinh lời thấp và sinh lờichậm (nhất là khi khoản tài chính này nằm trong tay một đội ngũ đầu tưkhông chuyên nghiệp). Phần vốn huy động từ cổ đông thường để đầu tư chocác dự án sản xuất kinh doanh dài hạn. Do đó, việc giải ngân sẽ chưa thựchiện ngay mà phải trong một thời gian dài. Bên cạnh đó việc mở rộng sảnxuất lại liên quan chặt chẽ tới thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.Cổ đông khó rút vốnTrục trặc khó giải quyết nhất của mô hình góp vốn cổ phần thường liên quanđến việc rút vốn hoặc chuyển nhượng vốn. Theo luật thì việc các thành viênrút vốn ngang hoặc là chuyển nhượng lại cổ phần là điều không cho phépngay cả khi mâu thuẫn đã trở nên đỉnh điểm. Việc góp vốn làm ăn được vínhư một cuộc hôn nhân. Chỉ khác, đến khi trục trặc thì việc chia tay giữanhững người hùn hạp khó hơn nhiều so với ly hôn. Mâu thuẫn thường thấy làkhi các cổ đông lạm dụng chức quyền hành động tùy tiện như: sử dụng condấu và giả mạo chữ ký giám đốc để mua bán hàng mà không đưa vào sổ sáchcông ty; tự ý đưa vốn cho người ngoài vay mượn; chiếm giữ giấy tờ, sổ sáchcủa công ty…Không rút ngang được: Luật thành lập công ty không cho phép các thành viêntự ý rút vốn. Nếu đ ã cùng hùn vốn mở công ty với ai đó lại gặp trục trặc giữađường thì việc rút vốn đồng nghĩa với việc ra khỏi công ty trong trạng tháimất hết vốn liếng tiền bạc. Ví dụ, ông X góp vốn 52% với bạn cùng mở côngty và giao luôn cho b ạn làm giám đốc. Ông hoàn toàn tin tưởng bạn và khôngquan tâm đ ến hoạt động của công ty. Đến khi phát hiện ra việc công ty thua lỗvà nợ nần chồng chất, ông đòi rút vốn thì tòa án không cho phép.Không chuyển nhượng lại được cổ phần: Trong trường hợp cơm không lànhcanh không ngọt, sẽ có 4 cách giải quyết hợp pháp là: chuyển nhượng vốn;công ty mua lại phần vốn góp; được chia giá trị còn lại sau khi công ty giảithể và giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này cũng không dễthực hiện khi không có sự đồng thuận của các thành viên và thỏa mãn cácđiều kiện của pháp luật (ví dụ, phải có kiểm toán để chứng minh rằng ngaysau khi hoàn trả phần vốn góp cho thành viên, công ty vẫn đảm bảo thanhtoán đ ủ cho các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác…).

Tài liệu được xem nhiều: