Danh mục

Rào cản pháp lý đối với mô hình doanh nghiệp trong trường đại học - Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.17 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Rào cản pháp lý đối với mô hình doanh nghiệp trong trường đại học - Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật" xem xét việc thành lập doanh nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học là tất yếu nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho nguồn nhân lực được đào tạo tại cơ sở, tạo cơ hội cho sinh viên làm quen, thích nghi với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn “khoảng trống” trong quy định cấm các trường đại học thành lập doanh nghiệp, hay “doanh nghiệp trong trường đại học”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rào cản pháp lý đối với mô hình doanh nghiệp trong trường đại học - Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật RÀO CẢN PHÁP LÝ ĐỐI VỚI MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Trần Lê Đăng Phương1 Trường Đại học An Giang Nguyễn Thành Phương Trường Đại học Nam Cần Thơ Lâm Vĩ Khang Trường Đại học Cần Thơ Abstract In the current context, the establishment of enterprises at higher education institutions isindispensable towards improving practical skills for the human resources trained at theinstitution, providing opportunities for students to familiarize and adapt themselves to the workenvironment after graduation. However, there is still a gap in the regulations barringuniversities from setting up businesses, or enterprises in universities. This article will look atthese legal inadequacies and propose solutions to solve them. Keywords: University, enterprise, enterprise in university. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, mô hình trường đại học thuộc doanh nghiệp hay thuộc các tập đoànkinh tế lớn được hình thành từ khá sớm. Đơn cử: Trường Đại học Điện lực thuộc Tậpđoàn Điện lực, Trường Đại học Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Trường Đạihọc FPT thuộc Tập đoàn FPT....., Theo đó, các trường đại học trên cũng dần tạo được cáclợi thế về ngành nghề đào tạo đặc thù của mình, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chấtlượng cao cho xã hội; hướng tới mục tiêu ngành nghề nào cũng phải học lý thuyết đi đôivới thực hành, một số cơ sở giáo dục đã tiên phong phát triển mô hình với tên gọi “Doanhnghiệp trong trường đại học”. Trong số đó, trường Đại học Nam Cần Thơ đã triển khaimô hình này phục vụ cho công tác giảng dạy, như thành lập Tập đoàn Nam miền Nam,Công ty TNHH MTV Bệnh viện Đa khoa Nam Cần Thơ, Công ty TNHH MTV Thươngmại Nam Cần Thơ DNC…, điều này giúp sinh viên có cơ hội học tập lý thuyết tại cơ sởđào tạo và thực tập, làm việc tại các cơ sở, công ty này sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta chưa hình thành cơ sở pháp lý đầy đủ, qui định trực tiếp, cụthể cho mô hình doanh nghiệp trong nhà trường. Quy định pháp luật cho thấy, các trườngđại học có quyền thành lập doanh nghiệp, dẫu vậy cơ sở pháp lý điều chỉnh có liên quanvới việc thành lập doanh nghiệp trong trường đại học, chưa được quy định một cách đầyđủ, toàn diện. Khi pháp luật thực định chỉ qui định liên quan đến khởi nghiệp, sáng tạo,đào tạo chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, chưa cụ thể hóa qui định riêng chocác trường đại học có tồn tại các doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong trường [12, tr.13].Đây là vấn đề cần được làm rõ và có những giải pháp hữu ích trong giai đoạn hiện nay.1 tldphuong@agu.edu.vn162 2. VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Trong xu hướng hội nhập quốc tế, đòi hỏi các thành phần kinh tế cần đổi mới đểthích nghi. Đồng nghĩa các cơ sở đào tạo cũng không ngoại lệ trong bối cảnh này, điềunày đòi hỏi các cơ sở giáo dục cần đổi mới mô hình hoạt động, gắn giảng dạy với thựctiễn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ này một số cơsở đào tạo đã triển khai mô hình “Doanh nghiệp trong trường đại học”, đây là một môhình còn khá mới được thiết lập tại một số trường đại học trong nước, bởi nhiều vai tròmà mô hình này mang đến như: Thứ nhất, mô hình doanh nghiệp trong trường đại học đã góp phần nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực được đào tạo. Theo đó, một trong những sứ mệnh cốt lõi của trườngđại học là “trồng người”, gắn chất lượng đầu ra của sinh viên với yêu cầu của xã hội nóichung và doanh nghiệp sử dụng lao động nói riêng, góp phần giải quyết bài toán về chiphí đào tạo cho các trường đại học; hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giaocông nghệ ở trường đại học; tạo cơ hội để các trường đại học liên kết và hội nhập quốctế; thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học; hướng đến mục tiêu cá nhân khởinghiệp và quốc gia khởi nghiệp. Thứ hai, thông qua mô hình này, các trường đại học có thể thu hút các doanh nghiệpđầu tư vào cơ sở đào tạo, tiếp tục triển khai thành lập các cơ sở, trung tâm sản xuất chuyểngiao công nghệ khác để tạo ra giá trị kinh tế ngay trong trường đại học hoặc hợp tác vớicác doanh nghiệp, địa phương thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và phi đào tạo. Thông qua,các doanh nghiệp tồn tại trong trường, giảng viên có thể được cọ sát kinh nghiệm thực tế,đồng thời trường đại học có thể chủ động mời các chuyên gia có kinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: