Danh mục

Rào cản về thể chế kinh tế đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết trình bày doanh nghiệp Việt Nam sự phát triển và những hạn chế, yếu kém; rào cản về thể chế kinh tế - nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế, yếu kém của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rào cản về thể chế kinh tế đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamRÀO CẢN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GS.TSKH. Lê Du Phong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Doanh nghiệp Việt Nam: Sự phát triển và những hạn chế, yếu kém Nhờ những thay đổi trong nhận thức đối với kinh tế tư nhân của Đảngcộng sản Việt Nam: Từ chỗ coi kinh tế tư nhân là “thành phần kinh tế phi xã hộichủ nghĩa, cần phải được cải tạo” (Đại hội VI năm 1986), đến chỗ coi là “một bộphận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” (Đạihội VIII năm 1996), rồi “là một trong những động lực của nền kinh tế” (Đại hộiX năm 2006) và cuối cùng “là một động lực quan trọng của nền kinh tế” (Đại hộiXII năm 2016), mà hệ thống doanh nghiệp của của Việt Nam (trong đó chủ yếulà doanh nghiệp ngoài Nhà nước năm 2016 chiếm tới 96,71% tổng số doanhnghiệp) đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng: Nếu năm 1990 cả nước ta mới có 14.052 doanh nghiệp hoạt động, năm2000 có 35.004 doanh nghiệp, thì đến năm 2010 con số đó đã tăng lên tới268.831 doanh nghiệp và năm 2017 là 561.064 doanh nghiệp. Như vậy, số doanhnghiệp năm 2017 so với năm 1990 (sau 27 năm) đã tăng tới 39,92 lần. Cùng với sự thay đổi về nhận thức của Đảng, Nhà nước cũng đã có nhiềunỗ lực lớn lao trong việc tạo dựng môi trường thể chế kinh tế thuận lợi cho cácdoanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh: - Từ năm 1990 đến năm 2015, tức là trong vòng 25 năm, Quốc hội ViệtNam đã xây dựng và ban hành 190 Bộ luật, Luật, 85 Pháp lệnh (kể cả sửa đổi vàbổ sung) có liên quan đến xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN (Riêng giai đoạn 2011-2017 có 53 Bộ luật và Luật, 2 Pháp lệnh).trong các Bộ luật và Luật đã ban hành đó có những Bộ luật và Luật có vai trò rấtquan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp như: Luật Doanh nghiệp,Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Bộ luật Lao động,Luật Phá sản, các Luật về Thuế (Doanh thu, Tiêu thụ đặc biệt, Xuất - Nhập khẩu,Giá trị gia tăng...). 21 - Chính phủ (đặc biệt là trong mấy năm gần đây) đã không ngừng đổi mớitổ chức bộ máy quản lý kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, nhằm từng bước tạo ramột môi trường quản lý thông thoáng, minh bạch, giúp cho hoạt động sản xuất -kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, đạt hiệu quả ngàycàng cao hơn. Riêng năm 2016 Chính phủ đã loại bỏ 252 thủ tục hành chínhkhông cần thiết, sửa đổi 901 thủ tục hành chính không hợp lý và bỏ 3.500 điềukiện kinh doanh ban hành chưa đúng thẩm quyền.v.v. Nhờ đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp đã đượccải thiện khá nhanh và có những đóng góp hết sức xứng đáng đối với sự nghiệpphát triển kinh tế - xã hội của nước nhà và nâng cao vị thế của Việt Nam trêntrường quốc tế. Năm 2016 doanh thu thuần từ sản xuất - kinh doanh của cácdoanh nghiệp trong cả nước đạt 17.436.400 tỷ đồng, trong đó khối doanh nghiệpngoài Nhà nước đạt 13.713.200 tỷ đồng. Đã thu hút, giải quyết việc làm cho14.012.300 lao động (các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thu hút 8.572.400người); các doanh nghiệp cũng là bộ phận chủ yếu đóng góp cho Ngân sách củaNhà nước (khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước đóng góp 46%). Mặc dù có sự phát triển nhanh và có những đóng góp khá quan trọng chosự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như đã đề cập. Song xem xét một cáchnghiêm túc và so sánh với hệ thống doanh nghiệp của các quốc gia trong khu vựcvà thế giới, các doanh nghiệp của Việt Nam còn khá nhiều hạn chế, yếu kém,đáng chú ý là: i)- Các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là có quy mô nhỏ Theo công bố của Tổng cục Thống kê (Niên giám thống kê năm 2017),năm 2016 Việt Nam có 505.059 doanh nghiệp thực hoạt động, trong đó cácdoanh nghiệp ngoài Nhà nước là 488.395 doanh nghiệp, chiếm 96,71%. Thếnhưng ở khu vực doanh nghiệp này, thì số doanh nghiệp có quy mô lao độngdưới 10 người chiếm tới 71,8% và số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷđồng (dưới 500.000 USD) chiếm tới 77,8%. Với quy mô doanh nghiệp nhỏ nhưvậy khó có điều kiện để đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất - kinh doanh,khó nâng cao nhanh năng suất lao động, từ đó khó có thể cạnh tranh thắng lợitrên thương trường, cũng như tham gia vào chuỗi giá trị chung của quốc gia vàquốc tế. 22 Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 có thể thấy rõđiều này. Năm 2017 Việt Nam xuất khẩu được 214,01 tỷ USD, thế nhưng trongđó khu vực FDI chiếm tới 72,5% tổng giá trị, mặc dù khu vực này chỉ có hơn14.000 doanh nghiệp (khoảng 2,5% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước). ii)- Công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệpcủa khu vực ngoài Nhà nước phần lớn là ở trình độ thấp, lạc hậu. Theo đánh giá của Bộ Khoa học và công nghệ, hiện tại công nghệ sử dụngtrong các doanh nghiệp ở Việt Nam tụt hậu từ 2-3 thế hệ so với thế giới. Có trên70% máy móc, dây chuyền công nghệ đang sử dụng tại các doanh nghiệp lànhững máy móc, dây chuyền công nghệ của những năm 1960-1970, trong đó đaphần đã hết khấu hao và được tân trang lại. iii)- Phương thức quản trị doanh nghiệp phần lớn vẫn dựa vào kinhnghiệm cha truyền con nối là chính. Do quy mô của doanh nghiệp nhỏ, máy móc - thiết bị và công nghệ sảnxuất lạc hậu, nên không ít các doanh nghiệp, việc quản trị các hoạt động sản xuất- kinh doanh được thực hiện thông qua kinh nghiệm cha truyền con nối là chính.Số chủ doanh nghiệp được đào tạo một cách bài bản qua các trường, lớp chínhthống chưa nhiều. Năm 2015, Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 56/140 quốc giavề chỉ số cạnh tranh, thế nhưng chỉ số “trình độ kinh doanh lại chỉ ở mức100/140 quốc gia được xếp hạng” đã c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: