Danh mục

Rau sống rửa 3 lần vẫn nhung nhúc ký sinh trùng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.92 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả xét nghiệm 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 – 100%. Kết quả xét nghiệm 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 – 100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 – 82,6%. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở mức 51,9 – 82,6% Các chuyên gia trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rau sống rửa 3 lần vẫn nhung nhúc ký sinh trùng Rau sống rửa 3 lần vẫn nhung nhúc ký sinh trùngKết quả xét nghiệm 8 mẫu rau sống thường dùngcho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là92,3 – 100%.Kết quả xét nghiệm 8 mẫu rau sống thường dùng chothấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 –100%.Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửachuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ởmức 51,9 – 82,6%.Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở mức 51,9 – 82,6%Các chuyên gia trường đại học y khoa Phạm NgọcThạch, TPHCM đã lấy ngẫu nhiên 104 mẫu rau thuộc8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất nhưxà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rauđắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, rau thơm gia vị(húng, tía tô, húng quế…) từ một số chợ để nghiêncứu, làm xét nghiệm.Kết quả, có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng100% như rau xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng,rau tần ô, rau má. Số còn lại như xà lách, rau muống,rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%.Sau đó các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạchtheo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệmlại. Kết quả cho thấy, mức độ nhiễm ký sinh trùngnói chung vẫn còn cao, không giảm được bao nhiêu.Sau lần rửa thứ nhất tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫncòn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lầnrửa thứ ba còn 51,9%.Ngoài cách rửa rau bằng nước sạch 3 lần nói trên, cáctác giả cũng đã sử dụng một loại nước rửa rau hiệnvẫn được quảng cáo là làm sạch vi khuẩn, ký sinhtrùng và hoá chất trên rau xanh.Kết quả, cả 8 loại rau xanh sau khi được rửa kỹ bằngloại nước rửa này, làm xét nghiệm lại vẫn thấy còn bịnhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ 82,6%, nghĩa là chỉtương đương với rau được rửa bằng nước sạch thôngthường lần thứ hai.Nhiễm giun đũa có thể gây mù lòa- Trứng và ấu trùng các loại giun hình ống vẫnthường sống trong ruột người như giun đũa, giunkim, giun tóc, giun móc. Các loại giun này có trên tấtcả các loại rau với tỷ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xàlách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống(46,1%).Có những người nuôi nợ một lúc 4 – 5 loại giun khácnhau trong cơ thể. Chúng không những gây rối loạntiêu hoá, xanh xao thiếu máu, đau bụng, mà còn làmnhiều người phải đến bệnh viện mổ cấp cứu hoặcchết oan vì các biến chứng như giun chui ống mật,viêm ruột thừa, tắc ruột do giun, áp xe gan do giunđũa…- Ký sinh trùng amip, dạng bào nang, có trong hầuhết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong vàrau má với tỷ lệ 76,5%. Bào nang amip xâm nhập cơthể gây bệnh lỵ amip là một bệnh truyền nhiễmđường tiêu hoá phổ biến ở nước ta.Bệnh dễ chuyển sang thể mạn tính và gây ra các biếnchứng nguy hiểm như viêm gan và áp xe gan do amipđe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.- Đáng ngại hơn nữa là qua xét nghiệm người ta đãtìm thấy trứng giun đũa chó trên 7 loại rau (chỉ trừrau muống) với tỷ lệ trung bình 11, 5%. Khi bị nhiễmấu trùng giun đũa chó người bệnh thường bị sốt, xanhxao, gầy yếu, ho khò khè kéo dài.Trường hợp nặng, khi ấu trùng định cư ở những nơiquan trọng như hệ thần kinh trung ương, tim, gan,phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù, nhức đầu dữdội kéo dài, gan to, liệt nửa người, viêm não – màngnão. Nếu cư trú ở mắt chúng sẽ gây giảm thị lực, dẫnđến mù loà.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: