Danh mục

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực người học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 686.09 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để hình thành, rèn luyện và đánh giá được các kĩ năng khai thác kênh hình lịch sử của học sinh, ngay từ đầu giáo viên phải biết thiết kế các dạng câu hỏi định hướng phù hợp với từng loại kênh hình. Do đặc trưng của mỗi loại kênh hình, nên phương pháp khai thác, sử dụng và tiêu chí đánh giá cũng khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực người học DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực người học TS. Nguyễn Mạnh Hưởng* 1. Kênh hình (KH) trong dạy học (DH) nói chung, môn Lịch sử (LS) ở trường phổ thông nói riêng là một loại phương tiện trực quan quan trọng chứa đựng, chuyển tải lượng thông tin của giáo viên (GS) trong quá trình DH và là nguồn tri thức phong phú đa dạng, góp phần tạo biểu tượng, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh (HS) trong quá trình học tập. Trong DHLS, kênh hình (KH) gồm tất cả những ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, lược đồ, sơ đồ (graph), đồ thị, phim tài liệu,… Theo chức năng và mục đích sử dụng, các nhà giáo dục và tác giả viết sách giáo khoa LS chia làm 4 loại: - KH dùng để cụ thể hóa nội dung sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học; - KH cung cấp thông tin cho HS (thường là các tranh ảnh tư liệu LS; - KH vừa cung cấp thông tin, vừa minh họa cho kênh chữ trong sách giáo khoa (thường kèm theo một số thông tin bên cạnh để HS tự đọc và tìm hiểu); - KH dùng để rèn luyện kĩ năng thực hành, kiểm tra kiến thức HS35. Mặc dù việc phân loại KH ở trên chỉ mang tính tương đối, nhưng đều hướng tới hình thành, rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập LS cho HS. Trong dạy DHLS, khi GV đánh giá HS các kĩ năng khai thác KH phải mang tính toàn diện (óc quan sát, phát hiện nội dung thông tin, tư tưởng, thái độ và sử dụng thông tin trong học tập). Mặt khác, GV cũng có thể đánh các kĩ năng này ở mọi khâu trong quá trình DH: từ kiểm tra bài cũ, chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới đến tìm hiểu kiến thức mới và củng cố, ôn tập, kiểm tra. 2. Để hình thành, rèn luyện và đánh giá được các kĩ năng khai thác KHLS của HS, ngay từ đầu GV phải biết thiết kế các dạng câu hỏi định hướng phù hợp với từng loại KH. Do đặc trưng của mỗi loại KH, nên phương pháp (PP) khai thác, sử dụng và tiêu chí đánh giá cũng khác nhau. Ví như, để đánh giá HS các kĩ năng khai thác, sử dụng các loại tranh ảnh trong DHLS, GV cần theo định hướng sau: * Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 35 Phan Ngọc Liên (Chủ biên). Phương pháp DHLS, tập 1. NXB Đại học Sư phạm, 2009, tr 90. 231 DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Bảng định hướng cách đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh cách khai thác và đánh giá kĩ năng khai thác một số loại kênh hình trong dạy học lịch sử Loại KH Cách đặt câu hỏi tương ứng Tiêu chí đánh giá kĩ năng trong DHLS khai thác và sử dụng KHLS - Công trình được xây dựng vào thời điểm - HS biết quan sát, nhận diện Tranh ảnh nào? Nhằm mục đích gì? đúng loại tranh ảnh LS phản ánh - Nét đặc sắc của công trình được thể hiện - Khai thác được nội dung, công trình như thế nào? thông tin LS phản ánh qua văn hóa, - Em hãy cho biết những yếu tố LS được công trình (về mặt giá trị LS, kiến trúc LS phản ánh qua công trình. văn hóa,…) - Em có suy nghĩ, nhận xét gì về giá trị lịch - Biết nhận xét, đánh giá LS sử của công trình LS này? qua KH, hoặc liên hệ với những công trình khác. - Em biết gì về nhân vật LS này? - Biết quan sát, nhận diện - Ông/Bà có công lao, đóng góp gì cho LS ? đúng loại tranh ảnh LS. - Vì sao nhân dân ta lại lập đền thờ/lấy tên - Nêu được những đặc điểm Tranh ảnh là nhân vật đặt cho các đường phố/trường học? nổi bật về nhân vật (tính cách, các chân - Theo em, LS sẽ như thế nào nếu không công lao, tội trạng đối với dung nhân xuất hiện nhân vật này? LS,…). vật LS - Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật - HS nhận thức được nhân vật LS này? chính diện hay phản diện (theo quan điểm sử học mác-xít). - Biết đánh giá, nhận xét nhân vật - Bức hình được chụp vào thời khắc LS - Biết quan sát, nhận diện nào? đúng loại tranh ảnh LS. - Nội dung (qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: