Danh mục

Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.17 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT giới thiệu kết quả nghiên cứu về tổ chức DH theo hướng tăng cường vận dụng các kiến thức Vật lí vào trong thực tiễn cuộc sống mà trong đó một số biện pháp đã được đề xuất và thử nghiệm tại một số trường THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VẬT LÍ 11 THPT NGUYỄN THỊ KIM MAI Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế LÊ PHƯỚC LƯỢNG Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt: Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, phần lớn các kiến thức Vật lí trong chương trình phổ thông (PT) gắn liền với các hiện tượng, quá trình trong tự nhiên và đời sống. Những hiện tượng Vật lí trong thực tiễn diễn ra vô cùng phong phú và thú vị. Vì vậy, việc giáo viên (GV) Vật lí phải tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn cuộc sống trong quá trình dạy học (DH) là hết sức cần thiết. Nội dung của nghiên cứu này là giới thiệu kết quả nghiên cứu về tổ chức DH theo hướng tăng cường vận dụng các kiến thức Vật lí vào trong thực tiễn cuộc sống mà trong đó một số biện pháp đã được đề xuất và thử nghiệm tại một số trường THPT. Từ khóa: thực tiễn, vận dụng, kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí, dạy học Vật lí. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, DH không còn là quá trình truyền thụ kiến thức thuần túy mà phải chú trọng vào việc phát triển năng lực cho học sinh (HS). Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, phần lớn các kiến thức Vật lí trong chương trình PT gắn liền với các hiện tượng, quá trình trong tự nhiên và đời sống. Vì vậy, việc nghiên cứu DH Vật lí theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn để giải thích các hiện tượng, các nguyên lí, cơ chế hoạt động của thiết bị, máy móc trong DH Vật lí và tổ chức hoạt động nhận thức cho HS là hết sức cần thiết và quan trọng trong DH. 2. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN 2.1. Khái niệm thực tiễn “Thực tiễn là những hoạt động của con người, trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội”. [1] Theo Đại từ điển tiếng Việt thì: “Thực tiễn là hoạt động thực tế của con người: ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn” [2]. Còn theo phạm trù triết học thì tác giả Nguyễn Ngọc Khá cho rằng nói đến thực tiễn là nói đến hoạt động vật chất mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm biến đổi tự nhiên và xã hội. Thực tiễn gắn liền với tính tích cực, năng động sáng tạo của con người, gắn liền với các nhu cầu, mục đích của con người. 2.2. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn Theo nghĩa chung nhất: Năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào các tình huống thực tiễn là khả năng của người học giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng, áp dụng những kiến thức Vật lí đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. 3. VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN Bằng những phương pháp DH khác nhau trình bày nội dung bài học bằng những hình thức khác nhau như: thí nghiệm, những hình ảnh, video theo một trình tự liên kết hữu cơ. Toàn bộ nội dung bài học được truyền tải một cách sinh động giúp HS nắm vững kiến thức và ghi nhớ kiến 228 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 thức lâu bền. Không những thế, HS còn hiểu được toàn bộ quá trình phát sinh và phát triển của các sự vật hiện tượng giúp HS tìm ra những ứng dụng trong kỹ thuật và trong đời sống cụ thể trong từng bài học. Nhờ các hoạt động tham quan, ngoại khóa mà HS được tận mắt chứng kiến các thiết bị, mô hình, nhà máy… được nghe các chuyên gia kỹ thuật kể chuyện, mô tả cách vận hành của máy móc, được tận mắt thấy được sự vận hành của các thiết bị máy móc, HS có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho các chuyên gia. Qua đó tạo cơ hội gắn kết giữa lí thuyết với thực hành, giữa kiến thức với rèn luyện kĩ năng trong quá trình học tập. Mặt khác các tình huống thực tế được GV chuẩn bị qua các thí nghiệm, phương tiện trực quan một cách khoa học thay thế các cuộc tham quan, dã ngoại về Vật lí, giúp HS quan sát các hiện tượng và quá trình Vật lí một cách toàn diện. Qua đó tăng cường tính tích cực, sáng tạo của HS nâng cao được chất lượng và hiệu quả DH. Thông qua DH tăng cường các ứng dụng của Vật lí vào trong thực tiễn có thể giúp cho HS biết: + Dùng kiến thức Vật lí giải thích những hiện tượng trong đời sống. + “Vận dụng kiến thức Vật lí để giải thích những cơ chế, nguyên lí kỹ thuật và máy móc các thiết bị sẽ làm rõ tính tích cực trong quá trình DH tạo hứng thú cho HS” [3]. 4. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN 4.1. Dùng dụng cụ trực quan mang tính thực tiễn Những kiến thức về khái niệm, hiện tượng, định luật, ứng dụng của Vật lí trong quá trình DH thông qua các dụng cụ học tập, dụng cụ thí nghiệm, phim, tranh ảnh, hình vẽ, video… trong chương trình Vật lí 11 nói chung cũng như trong chương “Cảm ứng điện từ” nói riêng sẽ làm cho HS dễ nhớ và hiểu sâu sắc hơn khái niệm cũng như bản chất Vật lí của chúng. Việc sử dụng phim khoa học, tranh ảnh, hình vẽ để dạy học gắn với thực tiễn có nhiều ưu điểm: + Nếu như không có điều kiện để cho HS tham quan, thì HS cũng có thể thấy được cấu tạo của các máy móc, quan sát những hình ảnh các thiết bị công nghiệp. + HS sẽ có ấn tượng rất sâu sắc khi thấy được xem phim hoặc các tranh ảnh, cũng như hình vẽ. Từ đó các em dễ hình dung, tiếp thu bài nhanh, nhớ bài giảng lâu hơn. Tóm lại: phim, tranh ảnh, hình vẽ, video, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: