Kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý là khả năng học sinh sử dụng thành thạo các kiến thức vật lý nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập với chất lượng cao. Bài viết xin được trình bày về các khái niệm cơ bản và biện pháp sử dụng bài tập có nội dung sáng tạo trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý của học sinh thông qua việc sử dụng các bài tập sáng tạo
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP SÁNG TẠO
QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý là khả năng học sinh sử dụng thành
thạo các kiến thức vật lý nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập với chất lượng cao. Rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng
của quá trình dạy học bộ môn vật lý. Bài tập có nội dung sáng tạo là những bài tập
có dữ kiện không đầy đủ. Do đó, để giải quyết những bài tập này học sinh phải tư
duy liên tục, vận dụng tất cả những kiến thức và kinh nghiệm đã có của bản thân.
Qua quá trình giải quyết những bài tập này mà học sinh có thể nắm vững những
kiến thức vật lý và vận dụng chúng một cách linh hoạt.
Từ khóa: kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý, bài tập sáng tạo
1. GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới giáo dục tập trung vào việc lấy học sinh làm trung
tâm. Dạy học không còn là quá trình truyền thụ kiến thức thuần túy mà phải chú trọng vào
việc rèn luyện năng lực cho học sinh. Vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền
với cuộc sống hằng ngày nên việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn là điều hết sức cần thiết.
Trong quá trình học tập của học sinh, việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn được thể hiện
trước hết đó là việc giải các bài tập vật lý. Để giải được những bài tập này ngoài việc nắm
vững kiến thức, học sinh còn cần phải có những kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý [1], [2].
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin được trình bày về các khái niệm cơ bản và biện
pháp sử dụng bài tập có nội dung sáng tạo trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vật lý cho học sinh.
2. KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ
Việc vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ đặc ra là điều bắt buộc phải được thực
hiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Khi một kiến thức đã được học nếu biết cách vận dụng
và vận dụng thành công thì kiến thức đó đã nhuần nhuyễn, kiến thức đó mới trở thành kiến
thức của bản thân học sinh. Có vận dụng kiến thức thì học sinh mới có thể nhớ được
lâu,ngược lại ít vận dụng thì kiến thức sẽ chóng quên. Việc vận dụng làm cho học sinh nhận
ra sự cần thiết của kiến thức trong việc giải quyết các câu hỏi, các bài toán mà quan trọng hơn
đó là ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề do cuộc sống đề ra. [1], [2]
Việc vận dụng kiến thức cũng phải đi từ đơn giản, áp dụng kiến thức một cách máy móc, áp
dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, bài tập nhỏ đến phức tạp như áp dụng nhuần nhuyễn
kiến thức giả quyết các bài tập, vấn đề phức tạp. Từ việc áp dụng giải quyết vấn đề mang tính
kiến thức đơn lẽ sang giải quyết các vấn đề phức tạp mang tính tổng hợp nhiều kiến thức.
Việc vận dụng kiến thức còn phải được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vận dụng
kiến thức vào thực tế cuộc sống, phát triển kinh nghiệm của học sinh. Tùy thuộc vào trình độ
hiện tại của học sinh mà học sinh có thể vận dụng kiến thức dưới các cấp độ khác nhau như:
- Dùng các bài tập đơn giản, thuần túy áp dụng kiến thức mà chưa cần quan tâm đến bản chất,
ý nghĩa của nó trong thực tế;
- Dùng các câu hỏi, bài tập vận dụng để làm bộc lộ bản chất của hiện tượng;
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 155-158
156 QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN
- Dùng các bài tập, câu hỏi ứng dụng, việc giải quyết các vấn đề này cần sự liên hệ của nhiều
kiến thức thuộc một lĩnh vực;
- Dùng các bài tập, câu hỏi ứng dụng trong đó việc giải các bài tập này cần sự liên hệ các kiến
thức thuộc các lĩnh vực khác nhau và kính nghiệm sống của học sinh.
Như vậy, kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý là khả năng học sinh sử dụng thành thạo các kiến
thức vật lý kết hợp với các thao tác tư duy, thao tác chân tay nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập
và vận dụng kiến thức vật lý vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
3. BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG SÁNG TẠO
Bài tập vật lý có tác dụng to lớn trên cả ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng và giáo dục kỹ thuật
tổng hợp. Bài tập giúp học sinh hiểu sâu các hiện tượng, các qui luật vậy lý, biết phân tích và
vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống đề ra. Thông qua bài tập học sinh
đi từ kiến thức lý thuyết đến vận dụng lý thuyết để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Bài tập
cũng là một công cụ không thể thiếu trong việc tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh. Qua những vấn đề trên chúng ta có thể nhận ra tầm quan trọng của bài tập trong
quá trình học tập của học sinh [2], [4].
Khi giải các bài tập vật lý, học sinh không chỉ thực hiện các thao tác chân tay mà còn được
rèn luyện kỹ năng phân tích, mô tả các hiện tượng, quá trình vật lý, tổng hợp các mặt, các
khía cạnh trong mối liên hệ với nhau, khái quát hóa thành những kết luận tổng quát nhờ suy
luận qui nạp, đối chiếu các kết luận này với giả thuyết hoặc hệ quả đã đề xuất, giải thích, so
sánh các hiện tượng, quá trình vật lý, các ứng dụng trong sản xuất và đời sống của các kiến
thức đã học. Như vậy, bài tập vật lý là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện
các thao tác tư duy và phương pháp suy luận trong học tập vật lý, góp phần bồi dưỡng tư duy
vật lý của học sinh.
Bài tập sáng tạo là những bài tập mà giả thuyết không có thông tin đầy đủ liên quan đến hiện
tượng hay quá trình vật lý, có những đại lượng vật lý được ẩn dấu, điều kiện bài toán không
chứa đựng chỉ dẫn trực tiếp về kiến thức vật lý cần sử dụng. Bài tập sáng tạo đòi hỏi ở học
sinh tính nhạy bén trong tư duy, khả năng tưởng tượng, vận dụng kiến thức một cách linh
hoạt, sáng tạo để giải quyết vấn đề trong nh ...