Danh mục

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngữ văn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.43 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trình độ chuyên môn của giáo viên là một trong những khâu then chốt quyết định chất lượng giáo dục. Trong chương trình đào tạo giáo viên Ngữ văn của các trường đại học sư phạm, bên cạnh việc trang bị các tri thức khoa học cơ bản (văn học, ngôn ngữ), thì các tri thức liên quan đến nghề dạy học (tâm lý giáo dục, phương pháp dạy học) đóng vai trò hết sức quan trọng. Bài viết sẽ tập trung phân tích thực trạng này và bước đầu mạnh dạn đề ra một số giải pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngữ văn Khoa Sư phạm Ngữ văn, RÈN LUYỆN Trường Đại học Vinh NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM VỚI VẤN Điện: thoại: 0984. 460. 579 ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG Email: ĐÀO TẠO GIÁO danghoangoanh86@gmail.com VIÊN NGỮ VĂN ThS. ĐẶNG HOÀNG OANH TÓM TẮT Trình độ chuyên môn của giáo viên là một trong những khâu then chốt quyếtđịnh chất lượng giáo dục. Trong chương trình đào tạo giáo viên Ngữ văn của các trườngđại học sư phạm, bên cạnh việc trang bị các tri thức khoa học cơ bản (văn học, ngônngữ), thì các tri thức liên quan đến nghề dạy học (tâm lý giáo dục, phương pháp dạyhọc) đóng vai trò hết sức quan trọng. Để biến các tri thức thành kỹ năng thì việc rènluyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên cần phải được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên,việc cung cấp tri thức nghề và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Ngữ văn bấylâu nay vẫn không tránh khỏi những bất cập. Bài viết này của chúng tôi sẽ tập trungphân tích thực trạng này và bước đầu mạnh dạn đề ra một số giải pháp. Từ khóa: chất lượng giáo dục, kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm, bất cập, giải pháp. ABSTRACTPedagogical Vocation Training and Improving the Quality of Pholology Pedagogical Teacher Traning The professional qualification of teacher is one of the most important sectionthat might decide the quality of education. In teacher training programme of pedagogicuniversities, beside the basic scientific knowledges (such as literature, language),education sciences (educational psychology, teaching methods) also play a veryimportant role. The process by which knowledge is transformed into skills need to befocused on the pedagogical training. However, there have been some restrictions on thispedagogical training process for philology students. This article analyses this currentsituation and offers some solutions to solve these restrictions. 818 Key words: Quality of education, skill, pedagogical training, restriction,solution.1. Vấn đề đổi mới nền giáo dục Việt Nam hiện nay là một vấn đề cấp bách. Nhiềuhội thảo khoa học đã được tổ chức nhằm tìm kiếm một tiếng nói chung, đề xuất các giảipháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng có thể thấy,điều đáng quan tâm nhất hiện nay chính là yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam theohướng toàn diện, triệt để, trong đó, việc đào tạo giáo viên là mắt xích hết sức quantrọng. Để hoàn thiện quy trình đào tạo giáo viên, phải luôn nhận thức được mối liên hệchặt chẽ được giữa khoa học cơ bản của ngành và khoa học giáo dục. Nghĩa là, trongnhiều khâu (hoàn thiện những tri thức khoa học cơ bản và khoa học chuyên sâu củangành) thì rất cần chú trọng khâu học nghề (tức là rèn luyện nghiệp vụ sư phạm). Đâyđược xem là một khâu then chốt quyết định năng lực của người giáo viên tương lai.2. Mỗi nghề nghiệp đều đòi hỏi những kĩ năng nghề nghiệp cụ thể, đòi hỏi tínhchuyên môn nghiệp vụ cao. Nghề dạy học cũng không nằm ngoài thông lệ ấy. Về phíangười dạy, năng lực phải được tích lũy từ sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết, chuyểnhóa thông qua những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. Giáo dục hiện đại có sự thay đổi cănbản về quan điểm dạy học: chuyển từ “lấy thầy làm trung tâm” sang “lấy trò làm trungtâm”, “giáo dục hướng về người học”, trong đó, trò là chủ thể, thầy đóng vai trò làngười tổ chức quá trình dạy học. Như vậy, vai trò của người thầy không hề bị “lép vế”.Thực tế giáo dục đã chứng minh hoàn toàn ngược lại. Phát huy tính tích cực chủ độngcủa học sinh bao nhiêu thì càng phải tăng cường vai trò chủ động, định hướng của ngườidạy bấy nhiêu. Một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục vẫn là ngườidạy. Vì thế, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ trong các khoa, các trường đại học sư phạmthực sự là đòi hỏi bức thiết.2.1. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm vốn là hoạt động rất được quan tâm tại các trường đạihọc sư phạm. Đây là một hoạt động vận dụng triệt để phương pháp tích hợp: một mặt,tích hợp nhiều môn học như tâm lý học, giáo dục học (vốn là những phân môn cơ bảnmà sinh viên được tiếp cận từ những năm đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường), phươngpháp dạy học, mặt khác, năng lực của sinh viên sư phạm được đánh giá thông quanhững kĩ năng cụ thể như soạn giáo án, tập giảng, tham gia các hội thi nghiệp vụ sưphạm, kiến tập, thực tập... Như vậy, năng lực của người giáo viên tương lai không chỉđược đánh giá trong những kết quả học tập rèn luyện cụ thể, mà phải được đánh giá toàndiện trong một quá trình tham gia những hoạt động nhóm, những giờ hoạt động thực 819hành, khả năng nắm bắt và chuyển hóa kiến thức lý thuyết thành những kĩ năng xử lýtrong các trường hợp cụ thể. Từ đó, có thể khẳng định, hoạt động rèn nghề cho sinh viênlà một trong những hoạt động trọng tâm và chuyên môn hóa cao của các trường đại họcsư phạm, các khoa sư phạm. Hằng năm, ở đó luôn tổ chức các tháng rèn nghề trọngđiểm, trong đó có tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Trong quãng thời gian này, sinhviên sư phạm có cơ hội để tham gia nhiều chuỗi hoạt bổ ích như tập giảng, thi giảng, hộithi nghiệp vụ sư phạm... Những hội thi nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, cấp trường, vàthậm chí là toàn quốc đã thu hút sự quan tâm của các cá nhân và tập thể, các cấp ngànhđào tạo, và cũng là sân chơi để sinh viên sư phạm thể hiện tri thức và kĩ năng của mình.Tuy nhiên, phải thấy một thực tế rằng, những cuộc thi như vậy vẫn mang ...

Tài liệu được xem nhiều: