Danh mục

Rèn luyện tư duy phản biện trong học sinh sinh viên - PGS. TS. Nguyễn Thành Thi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.39 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một cách hiểu về phản biện, năng lực phản biện, tính chính đáng, khả thi của việc rèn luyện ở học sinh, sinh viên ngữ văn năng lực phản biện, về lựa chọn, phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học để rèn luyện ở học sinh kĩ năng phản bác, phản biện qua dạy học Ngữ văn,... là những nội dung chính trong bài viết "Rèn luyện tư duy phản biện trong học sinh sinh viên". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện tư duy phản biện trong học sinh sinh viên - PGS. TS. Nguyễn Thành Thi RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG HỌC SINH SINH VIÊN PGS. TS. Nguyễn Thành Thi Trường ĐH Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh 1. Một cách hiểu về phản biện, năng lực phản biện Phản biện là huy động vốn tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập luận, biện bác của mình để chỉ ra những điểm (đúng) sai/ (hợp lý) bất hợp lý/ (khả thi) bất khả thi/ (khả dụng) bất khả dụng,… của đối tượng, vấn đề được đem ra tra vấn. Vì người phản biện luôn cần giữ vị thế độc lập và tính khách quan nên ý kiến phản biện thường có tính khác biệt, thậm chí có tính đối lập. Mục đích của phản biện nói chung là mang lại nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đối tượng và từ đó, có giải pháp phù hợp/ hiệu quả tác động lên đối tượng. Vì thế, năng lực phản biện là năng lực nắm bắt, khai minh chân lý; chỉ ra các ngụy biện/ ngụy tạo, cảnh báo các ngộ nhận, các nguy cơ (nếu có). Nó làm xuất hiện nhu cầu phản tỉnh, thôi thúc nhận thức lại các đối tượng/ vấn đề trong chuyên môn hoặc trong sách lược, chiến lược liên quan đến quốc kế, dân sinh, liên quan đến toàn xã hội. Suy cho cùng, năng lực phản biện, chủ yếu là năng lực phát hiện những điểm bất cập/ bất hợp lý, bất khả thi, bất khả dụng và cất lên tiếng nói cảnh báo có ý nghĩa trên cơ sở lật trở vấn đề, quan sát đối tượng từ nhiều phía (nhất là phía nghịch, mặt trái). Phản biện là hành động thúc đẩy tái nhận thức, điều chỉnh thái độ, tái kiến tạo giải pháp cho thích đáng, hiệu quả. Trong xã hội tri thức ngày nay, với tinh thần đề cao dân chủ, hội nhập, xã hội hóa giáo dục, không chỉ các chuyên gia trong hoạt động chuyên môn, hoạt động xã hội mới cần ý kiến phản biện/ năng lực phản biện, mà ngay cả trong học tập, cả người dạy lẫn người học cũng cần được/ bị phản biện, cần rèn luyện ý thức, kĩ năng phản biện. Trong trường hợp này, “phản biện” cần được hiểu theo nghĩa rộng: đối thoại giữa người học với người dạy, người học với người học, để chiếm lĩnh nội dung bài học (giai đoạn học đường), đồng thời rèn tập ở người học một số kĩ năng, phẩm chất cần cho việc phản biện chuyên môn, phản biện xã hội trong tư cách công dân, khi rời ghế nhà trường, bước vào hoạt động ở một lĩnh vực chuyên môn, xã hội cụ thể (giai đoạn hậu học đường). Như vậy, Phản biện học đường (hay phản biện trong học tập), chủ yếu là phản biện của học sinh/ sinh viên, giới hạn trong khuôn khổ học đường, thường là phản biện (hay đối thoại về) các khía cạnh/ vấn đề liên quan trực tiếp, gián tiếp đến những nội dung kiến thức, quan niệm mà bài học và môn học đặt ra (phân tích, luận giải về tác phẩm văn chương trong khuôn khổ chương trình cấp học) và phần nào, phản biện xã hội (phản biện trong sinh hoạt tập thể của nhóm, lớp và qua các bài văn nghị luận xã hội). 2. Tính chính đáng, khả thi của việc rèn luyện ở học sinh, sinh viên ngữ văn năng lực phản biện Trở lại với câu hỏi: Có cần thiết, khả thi không, việc hình thành phát triển năng lực phản biện ở học sinh, sinh viên qua dạy - học ngữ văn? Ở đây, có thể tìm câu trả lời cho tính chính đáng của công việc rèn luyện kĩ năng phản biện từ hai phía: mục tiêu, đặc trưng môn học và từ tính ích dụng, khả thi của việc hình thành năng lực phản biện. Từ phía thứ nhất: mục tiêu, đặc trưng của việc dạy học ngữ văn đã bao hàm một tiềm năng phát triển nhu cầu và năng lực phản biện của học sinh, sinh viên. Không thể hy vọng bất kì ai có năng lực phản biện tốt nếu ở họ các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết còn hạn chế. Các loại kĩ năng này tất nhiên, chủ yếu được hình thành, phát triển thông qua môn ngữ văn. Như vậy, tính chính đáng nằm ngay trong mục tiêu của bộ môn. Điều đó đã quá rõ ràng. Nhưng, khía cạnh cần nhấn mạnh ở đây, theo tác giả tham luận này, nằm ở phía khác: tính khác biệt và sự đa dạng thẩm mĩ trong sáng tác, tiếp nhận văn học hóa ra lại là mảnh đất màu mỡ, thích hợp để người đọc, người học nuôi dưỡng, phát biểu ý kiến cá nhân, tức là qua đó, họ sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để rèn luyện kĩ năng phản biện của mình. Cuộc tranh luận xung quanh những câu hỏi sau đây chẳng hạn, có thể cho ta nhiều cách trả lời, nhiều đáp án; có thể tạo ra những ý kiến khẳng định, bác bỏ, thuận chiều, nghịch chiều, phản biện lẫn nhau của học sinh, sinh viên: Triết lý sống vội vàng mà nhân vật “tôi” đề xướng trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là nên đồng tình chia sẻ hay nên phê phán, chối từ?; Thực ra tác giả bài thơ Đàn ghi ta của Lorca có thái độ thế nào trước lời nguyện “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” của Lorca, mà viết: “Không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”?; Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là đáng thương hay đáng ghét?; Nhân vật Hồn Trương Ba trong bi kịch của Lưu Quang Vũ có điểm khác biệt quan trọng nào so với nhân vật cùng tên trong truyện cổ tích Việt Nam?; Có đúng “Tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: