Danh mục

Thiết kế câu hỏi rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học phần “Sinh thái học” (Sinh học 12)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái niệm và cấu trúc của tư duy phản biện, quy trình thiết kế câu hỏi rèn luyện tư duy phản biện và vận dụng quy trình này vào dạy học bài “Diễn thế sinh thái”, phần Sinh thái học (Sinh học 12).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế câu hỏi rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học phần “Sinh thái học” (Sinh học 12) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 143-148 ISSN: 2354-0753 THIẾT KẾ CÂU HỎI RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “SINH THÁI HỌC” (SINH HỌC 12) Đặng Thị Dạ Thủy, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Nguyễn Thị Diệu Phương+ + Tác giả liên hệ ● Email: ngdieuphuong@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 05/3/2020 Training critical thinking for students is necessary in accordance with the Accepted: 13/4/2020 requirements of educational innovation towards developing students Published: 30/4/2020 capability and quality. The paper proposes the designing process of using questions to train students’ critical thinking. The designed process is applied Keywords to develop critical thinking training questions in teaching Ecological lessons questions, skill, competency, for Grade 12. Using questions to train critical thinking in teaching Ecology critical thinking, Ecology section is one of measures to develop key competencies for students such as section. biology competency, problem-solving and creative competency.1. Mở đầu Tư duy phản biện (TDPB) có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, giúp cho chúng tacó khả năng nhìn nhận vấn đề dưới mọi góc độ, khía cạnh để lí giải cặn kẽ vấn đề và đưa ra quyết định (Luis FernandoSantos, 2017, tr 160). TDPB được xem như phẩm chất của người lao động mới. Vì vậy, việc rèn luyện TDPB chohọc sinh (HS) là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực vàphẩm chất của HS. Sinh thái học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình Sinh học ở trung học phổthông, nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường tồn tại của nóở những mức độ tổ chức khác nhau, từ cá thể, quần thể đến quần xã sinh vật và hệ sinh thái (Bộ GD-ĐT, 2018, tr 49-52). Các nguyên lí sinh thái học là cơ sở khoa học của các vấn đề môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường. TDPBgiúp HS có khả năng đánh giá, đưa ra quyết định hợp lí và có thể giải quyết được các vấn đề về ứng dụng Sinh tháihọc trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, bảo vệ tài nguyên vàn môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học, nếugiáo viên (GV) nắm vững kĩ thuật thiết kế các dạng câu hỏi nhằm phát triển TDPB của HS, thì sẽ giúp HS hình thànhvà phát triển các năng lực sinh học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, nâng cao hiệu quả dạy học. Bài viết trình bày khái niệm và cấu trúc của TDPB, quy trình thiết kế câu hỏi rèn luyện TDPB và vận dụng quytrình này vào dạy học bài “Diễn thế sinh thái”, phần Sinh thái học (Sinh học 12).2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tư duy phản biện TDPB (Critical thinking) là một khái niệm phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Vũ Văn Ban (2017),“TDPB là tư duy có suy xét phân tích, đánh giá và tìm hiểu thông tin với thái độ hoài nghi tích cực, sau đó lập luậnvà chứng minh lập luận ấy bằng những thông tin đã được kiểm chứng để đưa ra một kết luận cuối cùng mang tínhthuyết phục, phù hợp với thực tiễn và quy luật logic nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra” (Vũ Văn Ban và Bùi NgọcQuân, 2017, tr 125). Ngô Vũ Thu Hằng (2018) và Peter (2013) cho rằng: “TDPB bao gồm các kĩ năng: diễn giải,phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích và tự điều chỉnh; ngoài ra, TDPB gắn liền với các thái độ đặc trưng như:trung thực, tôn trọng lập luận, ham tìm tòi, cởi mở, khách quan, công bằng, thận trọng khi đưa ra những nhận định,khiêm tốn, thái độ tự tin, mạnh dạn, đồng cảm”. Như vậy, TDPB là một quá trình tư duy biện chứng được hình thành và phát triển qua quá trình rèn luyện trí tuệvề các khả năng: phân tích thực tiễn, tổng quan và hệ thống tổ chức các ý tưởng, nhận thức và cân nhắc thận trọngmột sự kiện, một hiện tượng; lập luận kết hợp với chứng minh đầy đủ để có sức thuyết phục cao, để đánh giá các suynghĩ, đưa ra phán đoán, rút ra kết luận, tự đánh giá và tự điều chỉnh nhằm vươn tới sự hoàn thiện mình. Thành phần cấu trúc của TDPB bao gồm các kĩ năng cốt lõi: diễn giải, phân tích, suy luận, giải thích, đánh giávà tự điều chỉnh. Theo Ngô Vũ Thu Hằng (2018), Peter (2013), để có thể xác định, đo lường và giáo dục TDPB, cầnthiết phải có các chỉ báo như sau (bảng 1): 143 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 143-148 ISSN: 2354-0753 Bảng 1. Chỉ báo của TDPB Thành phần cấu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: