Rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 354.93 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới, có giá trị nhằm giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Bài viết này tập trung phân tích về sáng tạo, năng lực sáng tạo và phương hướng để rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT LÊ THỊ CẨM TÚ - LÊ VĂN GIÁO Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế LÊ PHƯỚC LƯỢNG Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt: Bài viết này tập trung phân tích về sáng tạo, năng lực sáng tạo và phương hướng để rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT. Từ khóa: sáng tạo, năng lực sáng tạo, rèn luyện, dạy học Vật lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Điều này đã được nêu trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2010 đến 2020. Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới, có giá trị nhằm giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Trong hoạt động sáng tạo thì chủ thể sáng tạo giữ vai trò trung tâm, trong chủ thể sáng tạo yếu tố cốt lõi là năng lực sáng tạo. Chính vì vậy việc rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học là việc làm rất cần thiết. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực tự giác tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và hình thành quan điểm đạo đức. 2. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC SÁNG TẠO 2.1. Khái niệm năng lực Có thể hiểu năng lực theo nhiều cách khác nhau: [1] - Thứ nhất, năng lực là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý phức tạp bao gồm cả những đặc điểm tâm lý và đặc điểm giải phẫu sinh lý (chủ yếu là đặc điểm của hệ thần kinh) đặc trưng cho mỗi cá nhân. Ứng với mỗi loại hành động các thuộc tính trên kết hợp thành một hệ thống trong sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi cho phép hành động được tiến hành. - Thứ hai, nói đến năng lực là nói đến khả năng có thể thực hiện được và thực hiện tốt một hành động cụ thể nào đó của chủ thể. Để hành động có kết quả tốt chủ thể phải có những hiểu biết về kiến thức, về phương thức hành động và có sự nỗ lực, tập trung để hành động kết thúc nhanh, có hiệu quả. - Thứ ba, cơ sở để hình thành phát triển năng lực là hành động; kiến thức và trạng thái tâm lý phù hợp như sự hứng thú, ý chí,… - Thứ tư, năng lực được biểu hiện ở các mức độ khác nhau thông qua chất lượng của hành động và sự nhạy bén làm chủ tình huống để thực hiện tốt hành động ở một lĩnh vực nào đó trong các tình huống khác nhau. Bản chất của năng lực là khả năng chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với các thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 172-176 RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH... 173 huống) nhất định. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu lượng tri thức rời rạc [2]. 2.2. Năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo là khả năng thực hiện những điều chưa biết, tạo ra những cái mới, đồng thời cũng là khả năng giải quyết được các tình huống học tập, vận dụng linh hoạt vào các hoàn cảnh cụ thể dựa trên những kiến thức đã biết. Năng lực sáng tạo không phải là yếu tố bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh. Năng lực sáng tạo của mỗi học sinh gắn liền với kỹ năng, kỹ xảo và vốn hiểu biết của em. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là việc làm cần thiết của mỗi giáo viên. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể của hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. 3. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO [3] - Giáo viên đưa ra một bài tập hay câu hỏi mà dự đoán là học sinh có thể bị nhầm lẫn do không nắm chắc vấn đề nhưng học sinh vẫn biết trả lời nhanh, chính xác câu hỏi của giáo viên, biết phát hiện vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập đó. - Khi giáo viên đưa ra một bài tập mới, hoặc một câu hỏi mới chưa từng gặp, học sinh có thể tự phân tích, tự giải quyết đúng, phát hiện ra vấn đề cốt lõi và giải quyết đúng. - Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa ra kết luận chính xác ngắn gọn nhất. - Khi học xong một bài hay một chương, bằng các thao tác tư duy và các phương phán đoán, học sinh biết tự phân tích, so sánh với các bài học trước để khái quát hóa, đưa ra mối liên hệ giữa các bài các chương đã học. - Đối với một bài toán hoặc một vấn đề khó, học sinh không chỉ giải quyết bằng một cách mà có thể đưa ra rất nhiều cách giải khác hoặc có thể trình bày thêm nhiều phương án giải quyết khác nhau. - Từ những kiến thức lý thuyết đã học, học sinh biết vận dụng để giải thích và áp dụng vào các vấn đề trong thực tiễn và ngược lại học sinh biết vận dụng tri thức thu thập từ thực tế giải quyết vấn đề khoa học. - Học sinh mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo những quy tắc đã có, biết cách biện hộ, bảo vệ luận điểm mà mình đưa ra và bác bỏ quan điểm không đúng. - Học sinh biết học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, học từ thầy giáo, học từ bạn, biết kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại trong khi tự học. Biết vận dụng và cải tiến những điều học được để hoàn thiện tri thức. - Học sinh tự nhận thấy ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT LÊ THỊ CẨM TÚ - LÊ VĂN GIÁO Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế LÊ PHƯỚC LƯỢNG Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt: Bài viết này tập trung phân tích về sáng tạo, năng lực sáng tạo và phương hướng để rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường THPT. Từ khóa: sáng tạo, năng lực sáng tạo, rèn luyện, dạy học Vật lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Điều này đã được nêu trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2010 đến 2020. Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái mới, có giá trị nhằm giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Trong hoạt động sáng tạo thì chủ thể sáng tạo giữ vai trò trung tâm, trong chủ thể sáng tạo yếu tố cốt lõi là năng lực sáng tạo. Chính vì vậy việc rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học là việc làm rất cần thiết. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực tự giác tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và hình thành quan điểm đạo đức. 2. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC SÁNG TẠO 2.1. Khái niệm năng lực Có thể hiểu năng lực theo nhiều cách khác nhau: [1] - Thứ nhất, năng lực là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý phức tạp bao gồm cả những đặc điểm tâm lý và đặc điểm giải phẫu sinh lý (chủ yếu là đặc điểm của hệ thần kinh) đặc trưng cho mỗi cá nhân. Ứng với mỗi loại hành động các thuộc tính trên kết hợp thành một hệ thống trong sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi cho phép hành động được tiến hành. - Thứ hai, nói đến năng lực là nói đến khả năng có thể thực hiện được và thực hiện tốt một hành động cụ thể nào đó của chủ thể. Để hành động có kết quả tốt chủ thể phải có những hiểu biết về kiến thức, về phương thức hành động và có sự nỗ lực, tập trung để hành động kết thúc nhanh, có hiệu quả. - Thứ ba, cơ sở để hình thành phát triển năng lực là hành động; kiến thức và trạng thái tâm lý phù hợp như sự hứng thú, ý chí,… - Thứ tư, năng lực được biểu hiện ở các mức độ khác nhau thông qua chất lượng của hành động và sự nhạy bén làm chủ tình huống để thực hiện tốt hành động ở một lĩnh vực nào đó trong các tình huống khác nhau. Bản chất của năng lực là khả năng chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với các thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 172-176 RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH... 173 huống) nhất định. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu lượng tri thức rời rạc [2]. 2.2. Năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo là khả năng thực hiện những điều chưa biết, tạo ra những cái mới, đồng thời cũng là khả năng giải quyết được các tình huống học tập, vận dụng linh hoạt vào các hoàn cảnh cụ thể dựa trên những kiến thức đã biết. Năng lực sáng tạo không phải là yếu tố bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh. Năng lực sáng tạo của mỗi học sinh gắn liền với kỹ năng, kỹ xảo và vốn hiểu biết của em. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là việc làm cần thiết của mỗi giáo viên. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể của hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. 3. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO [3] - Giáo viên đưa ra một bài tập hay câu hỏi mà dự đoán là học sinh có thể bị nhầm lẫn do không nắm chắc vấn đề nhưng học sinh vẫn biết trả lời nhanh, chính xác câu hỏi của giáo viên, biết phát hiện vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập đó. - Khi giáo viên đưa ra một bài tập mới, hoặc một câu hỏi mới chưa từng gặp, học sinh có thể tự phân tích, tự giải quyết đúng, phát hiện ra vấn đề cốt lõi và giải quyết đúng. - Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa ra kết luận chính xác ngắn gọn nhất. - Khi học xong một bài hay một chương, bằng các thao tác tư duy và các phương phán đoán, học sinh biết tự phân tích, so sánh với các bài học trước để khái quát hóa, đưa ra mối liên hệ giữa các bài các chương đã học. - Đối với một bài toán hoặc một vấn đề khó, học sinh không chỉ giải quyết bằng một cách mà có thể đưa ra rất nhiều cách giải khác hoặc có thể trình bày thêm nhiều phương án giải quyết khác nhau. - Từ những kiến thức lý thuyết đã học, học sinh biết vận dụng để giải thích và áp dụng vào các vấn đề trong thực tiễn và ngược lại học sinh biết vận dụng tri thức thu thập từ thực tế giải quyết vấn đề khoa học. - Học sinh mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo những quy tắc đã có, biết cách biện hộ, bảo vệ luận điểm mà mình đưa ra và bác bỏ quan điểm không đúng. - Học sinh biết học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, học từ thầy giáo, học từ bạn, biết kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học kỹ thuật hiện đại trong khi tự học. Biết vận dụng và cải tiến những điều học được để hoàn thiện tri thức. - Học sinh tự nhận thấy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực sáng tạo Rèn luyện năng lực sáng tạo Dạy học vật lý Bài tập vật lý sáng tạo Phương pháp dạy học vật lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
20 trang 136 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế bài giảng điện tử dạy học phần Sóng cơ
66 trang 86 0 0 -
94 trang 83 0 0
-
10 trang 76 0 0
-
157 trang 50 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các phương pháp giải tích giải bài toán phương trình Vật Lý - Toán
135 trang 34 0 0 -
14 trang 32 0 0
-
6 trang 31 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BÀI TẬP VẬT LÍ VẬN DỤNG SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
8 trang 30 0 0 -
Khai thác và sử dụng các video clip trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11 THPT
5 trang 29 0 0