Danh mục

RỐI LOẠN CHỨC NĂNG NÚT XOANG

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.16 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu rối loạn chức năng nút xoang, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG NÚT XOANG RỐI LOẠN CHỨC NĂNG NÚT XOANGBình thường, nút xoang giữ chức năng chủ nhịp của tim bởi vì tần số phát xungđộng của nó là cao nhất trong tất cả các chủ nhịp tiềm tàng của tim. Nút xoangchịu những chi phối của những thay đổi trương lực của hệ thần kinh thực vật, vàđiều đó cắt nghĩa sự gia tăng nhịp tim trong gắng sức và sự giảm nhịp tim khi nghỉngơi và lúc ngủ.Tăng tần số xoang bình thường là do tăng trương lực giao cảm thông qua các thụthể giao cảm bêta và/hoặc giảm trương lực phó giao cảm thông qua các thụ thểmuscarin. Làm chậm tần số tim bình thường là do các thay đổi ngược lại. Ở ngườilớn, tần số xoang ở tình trạng bình thường là 60 đến 100 nhịp/phút, chậm xoang làkhi tần số xoang dưới 60 nhịp/phút và nhanh xoang khi nó vượt quá 100nhịp/phút. Tuy nhiên, nó thay đổi nhiều ở từng cá thể và nhịp dưới 60 không nhấtthiết là tình trạng bệnh lý, ví dụ: người tập luyện thể thao thường có tần số lúcnghỉ dưới 50 nhịp/phút do tăng trương lực của phế vị. Ở người lớn tuổi bìnhthường cũng có thể thấy nhịp chậm rõ lúc nghỉ.NGUYÊN NHÂNSuy chức năng thường hay gặp nhất ở người già như một hiện tượng đơn độc. Mặcdù sự đứt đoạn trong cung cấp máu cho nút xoang có thể tạo ra suy chức năng,nhưng mối tương quan giữa tắc động mạch nút xoang với biểu hiện lâm sàng củasuy chức năng nút xoang là không rõ.Những bệnh lý đặc biệt phối hợp với suy chức năng nút xoang bao gồm bệnh thoáihóa tinh bột tuổi già và các bệnh khác do thâm nhiễm cơ nhĩ. Chậm xoang còn dosuy giáp, bệnh gan nặng, hạ thân nhiệt, th ương hàn, xảy ra trong các cơn cườngphế vị (ngất do kích thích phế vị), thiếu oxy mô nặng, tăng thán khí máu, nhiễmtoan máu, tăng huyết áp cấp tính. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp là không rõnguyên nhân.CÁC BIỂU HIỆNMặc dù nhịp chậm xoang có tần số rất chậm (≤ 50 nhịp/phút) có thể gây ra mệtmỏi và các triệu chứng khác do giảm cung lượng tim, nhưng bệnh suy chức năngxoang thường được biểu hiện thành từng cơn đột ngột hoa mắt, chóng mặt, tiềnngất hoặc ngất. Những triệu chứng n ày thường do ngừng xoang dài, đột ngột, dohình thành xung động tự động xoang bị ngừng trệ (ngừng xoang) hoặc sự dẫntruyền xung động từ nút xoang ra mô nhĩ xung quanh bị tắc lại (blốc đ ường raxoang). Trong cả 2 trường hợp, hình ảnh ĐTĐ có một đoạn dài vô nhĩ thu (3 giây).Trong một số bệnh nhân, suy chức năng xoang còn đi kèm những bất thường trongdẫn truyền nhĩ-thất (N-T). Ngoài mất hoạt động của nhĩ, sự suy yếu của các chủnhịp thấp hơn có thể phối hợp với sự ngưng xoang đó, gây ra từng cơn vô tâm thuthất và ngất. Đôi khi suy chức năng xoang lại biểu hiện đầu tiên bằng hiện tượngtần số tim không tăng lên được khi gắng sức hoặc khi sốt m à bình thường phải cótăng nhịp tim. Ở vài bệnh nhân, suy chức năng xoang có thể chỉ biểu lộ khi có mặtcủa một vài thứ thuốc tim mạch như Glycosid trợ tim, chẹn bêta, Verapamil,Quinidin và các thuốc chống loạn nhịp khác. Những thuốc n ày không gây ra suychức năng xoang ở người bình thường nhưng có thể tạo bằng chứng suy nút xoangở vài cá thể nhạy cảm.Hội chứng nút xoang bệnh lý là sự phối hợp của các triệu chứng (hoa mắt, chóngmặt, mệt mỏi, ngất, và suy tim xung huyết) do rối loạn chức năng nút xoang gây ravới biểu hiện chậm xoang rõ, blốc xoang nhĩ hoặc ngừng xoang. Vì những triệuchứng này không đặc hiệu, và vì biểu hiện ĐTĐ của suy chức năng xoang chỉ cótừng lúc, nên khó có thể chứng minh những triệu chứng này thực sự là do suychức năng xoang.Các loại nhịp nhanh nhĩ như rung nhĩ, cuồng nhĩ hoặc tim nhanh, nhĩ có thể đikèm suy giảm chức năng nút xoang.Hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm là những biểu hiện loạn nhịp nhĩ kịch phát kếtthúc bằng tiếp theo nó những khoảng ngừng xoang d ài hoặc luân phiên các đợtnhịp nhanh rồi nhịp chậm. Ngất hoặc tiền ngất có thể là do nút xoang không thể táihồi phục sau khi tính tự động của nó bị lấn áp bởi loạn nhịp nhanh nhĩ.CHẨN ĐOÁNBlốc đường ra xoang nhĩ độ 1 được biểu thị bởi sự dài ra của thời gian dẫn truyềntừ nút xoang đến mô nhĩ xung quanh. Nó không thể thấy đ ược trên ĐTĐ bề mặtmà đòi hỏi phải ghi điện đồ trong buồng tim.Blốc đường ra xoang nhĩ độ 2 được biểu thị bởi sự mất cách hồi của dẫn truyềnxung động xoang ra mô nhĩ xung quanh, biểu lộ bằng hiện tượng không có sóng Ptừng lúc.Blốc độ 3 hoặc blốc xoang nhĩ ho àn toàn là hiện tượng không còn hoạt động nhĩhoặc sự xuất hiện thay thế nó bởi một ổ ngoại vị chủ nhịp nhĩ. Trong ĐTĐ chuẩn,blốc xoang nhĩ không phân biệt được với ngừng xoang, nhưng nếu ghi trực tiếptrong buồng tim thấy được điện đồ nút xoang thì cho phép phân biệt được chúng.Hội chứng nhịp nhanh - nhịp chậm biểu thị trên ĐTĐ như loạn nhịp nhanh. Phầnlớn thường là rung nhĩ hay cuồng nhĩ, mặc dù cũng có thể là một loại nhịp nhanhcó dẫn truyền ngược dòng lên nhĩ gây ra vượt tần số lấn át nút xoang làm cho trênlâm sàng thấy xuất hiện hội chứng này.Bước quan trọng nhất ...

Tài liệu được xem nhiều: