Danh mục

RỐI LOẠN LO ÂU (Kỳ 2)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.63 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trạng thái lo âu thường xuyên:Khi lo âu trở nên một tình trạng mãn tính.a) Rối loạn tâm thần: - Ít hơn so với cơn lo âu, nhưng các cảm giác giống nhau: Chờ đợi nguy hiểm, tri giác âm tính các sự kiện và tương lai, cảm giác lo lắng nhẹ, lúng túng: "Nghĩ gì, làm gì, tin gì, tôi đã lãng phí cuộc đời tôi, tôi đã không thành công một cái gi cả, tôi không có khả năng, không cần thiết, kiệt sức, thất vọng". Chủ đề lo âu là chủ đề về sự hèn kém,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RỐI LOẠN LO ÂU (Kỳ 2) RỐI LOẠN LO ÂU (Kỳ 2) 4. Trạng thái lo âu thường xuyên: Khi lo âu trở nên một tình trạng mãn tính. a) Rối loạn tâm thần: - Ít hơn so với cơn lo âu, nhưng các cảm giác giống nhau: Chờ đợi nguyhiểm, tri giác âm tính các sự kiện và tương lai, cảm giác lo lắng nhẹ, lúng túng:Nghĩ gì, làm gì, tin gì, tôi đã lãng phí cuộc đời tôi, tôi đã không thành công mộtcái gi cả, tôi không có khả năng, không cần thiết, kiệt sức, thất vọng. Chủ đề loâu là chủ đề về sự hèn kém, thiếu may mắn, yếu ớt, sợ, quay lại hoàn cảnh phụthuộc thời bé, sự thoái lùi về những xúc động đầu tiên trước thế giới bên ngoài.Cái tôi, không đáp ứng được các kích thích của ngoại cảnh, được giải toả bởi hànhvi kêu gọi sự giúp đỡ, tin tưởng và công kích, phụ thuộc và kích thích theo kiểuphản ứng trẻ con. b) Rối loạn cơ thể: - Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, giấc ngủ không sâu (thường hay dậy, ácmộng), thức dậy 3 giờ sáng, là giờ của cực điểm lo âu buổi sáng, là một trong cáctriệu chứng thường gặp nhất. Hiếm hơn là ngủ nhiều, 12 giờ hoặc hơn mà khôngtạo ra sự nghỉ ngơi và yên tĩnh tốt. Vai trò của giấc ngủ đối với lo âu đã được biếtđến từ lâu. Nó giúp cho khả năng đáp ứng với những kích thích của trạng tháithức. - Sự kích thích: tăng cảm xúc. Tác nhân kích thích chỉ gây cho người bìnhthường một biểu hiện cảm xúc thích hợp như cười, khóc, run, đỏ mặt, nắm chặttay. Ở người lo âu, nó trở thành kích thích, rối loạn vận mạch, co thắt nội tạng, tứcgiận bệnh lý, thay đổi khí sắc. Các phản ứng quá mạnh trong mọi trường hợp. Hậuquả của các rối loạn này là mệt và kiệt sức với hai cực buổi sáng và buổi chiều. - Các rối loạn chức năng: Rất thường gặp: rối loạn gan, tiêu hoá, viêm đạitràng, rối loạn nước tiểu, co thắt, loạn cảm giác bản thể, các rối loạn tình dục nhưham muốn tình dục giảm hoặc mất. c) Khám lâm sàng và cận lâm sàng: - Tăng tương lực cơ và tăng phản xạ: Cơ co lại, khó giãn cơ, run nhẹ,nhanh, đa dạng. Các phản xạ gân, da, xương - quanh xương tăng. - Tim mạch: Thường ít, BN thường có đánh trống ngực và ngoại tâm thu.Ngay cả khi điện tâm đồ bình thường cũng thường thấy mạch nhanh, nhỏ, huyết ápthấp, chỉ số dao động mạch nhẹ. Rối loạn mao mạch đa dạng, có thể có rối loạntuần hoàn trung tâm (khuynh hướng giảm mỡ máu) hoặc ngoại biên (xanh tím đầuchi, bệnh Raynaud). - Hô hấp: Giảm khả năng hô hấp, hô hấp nhanh và nông ảnh hưởng đến sựđồng hoá tế bào. - Chức năng thực vật và nội tiết: Thường rối loạn nhẹ, đôi khi nặng nề, luônthay đổi theo thời gian, có thể hồi phục, liên hợp với trạng thái tâm lý tạo nên cácrối loạn này. - EEG: nhịp anpha không điều hoà, biên độ thấp và nhanh. 5. Lo âu thể tạng: Tâm căn lo âu dưới dạng cơn ít nhiều mạnh xảy ra ở một nhân cách bị rốiloạn. Lo âu mãn như là một bệnh tâm căn tạo nên một thể tạng lo âu. Nhìn từ bênngoài, ngay từ thời trẻ em đã có xu hướng lo lắng, thu mình lại và liên tục yêu cầuđược bảo vệ. Mẹ, chị, giáo viên, bạn bè... trở nên chỗ dựa cần thiết cho sự an toàn.Cuộc sống hôn nhân, tình bạn, nghề nghiệp luôn có nhu cầu đảm bảo về tình cảm.Trái lại, thất bại, tang tóc, bệnh tật, mãn kinh, nghỉ hưu, tuổi già là những thửthách và tạo nên cơn lo âu. Toàn bộ cuộc sống được đặt trong lo âu. Nhìn từ bêntrong, trong thời gian trị liệu tâm lý, người ta thấy rõ những nhân cách này khôngthể đáp ứng tốt trước sang chấn tâm lý (thất bại, tuyệt vọng, tang tóc...). Có thể nóirằng lo âu luôn chờ đợi họ và phụ thêm vào cảnh khốn quẫn thường xuyên. Các sự kiện chỉcó ý nghĩa đối với cách phản ứng riêng của từng nhân cách. Chẳng hạn các sự kiệnlớn như chiến tranh lại ít gây rối loạn hơn các sự kiện nhỏ như chuyển nhà... Tuỳ theo sắc thái của lo âu, người ta gọi là suy nhược thần kinh, trầmcảm thể tạng, lo âu nhẹ, rối loạn cảm giác bản thể. III. TIẾN TRIỂN - BIẾN CHỨNG Cơn lo âu nhắc lại hoặc kéo dài khi mà tình huống không được cải thiện,điều trị không đúng và nhất là những đòi hỏi cảm xúc sâu sắc không thể cưỡng lạiđược. Nếu không giải quyết kịp thời với sự giúp đỡ của trị liệu tâm lý, cấu trúctâm căn sẽ ổn định hơn và tiến triển thành tâm căn (ám ảnh sợ, Hysteria, ám ảnh). - Điều đó có thể là một tâm căn ám ảnh sợ trong đó chủ thể chuyển lo âuvào đối tượng (sợ chỗ rộng, chỗ kín). - Có thể là triệu chứng nghi bệnh: Chủ thể giải toả lo âu bằng việc qui chomột hoặc nhiều cơ quan, có khi mơ hồ, có khi là một bệnh nặng như ung thư... - Biến chứng thường gặp nhất là những rối loạn tâm thể: Lo âu trở nên loét,hen, lo âu lan toả... - Đôi khi có thể tạo ra cơn trầm cảm, đôi khi là sầu uất. Trên lâm sàng cóthể đi kèm loạn khí sắc chu kỳ với trạng thái lo âu mạnh. IV. TIÊN LƯỢNG Dựa vào: - Nhân các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: