Danh mục

RỐI LOẠN NƯỚC, ĐIỆN GIẢI – PHẦN 1

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nước là một thành phần chủ yếu của cơ thể. Nước chiếm 60-70% trọng lượng của cơ thể, trong đó lượng nước nội bào chiếm 2/3, nước ngoại bào chiếm 1/3. Số lượng nước ngoại bào gồm nước chứa trong khoảng kẽ và khối lượng nước lưu hành trong hệ thống tuần hoàn. 3/4 lượng dịch nằm trong khoảng kẽ và 1/4 lượng dịch lưu hành trong hệ thống tuần hoàn. Thận là một cơ quan tham gia điều hoà chuyển hoá muối và nước nhằm duy trì một lượng nước ổn định. Khối lượng dịch trong cơ thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RỐI LOẠN NƯỚC, ĐIỆN GIẢI – PHẦN 1 RỐI LOẠN NƯỚC, ĐIỆN GIẢI – PHẦN 1 Nước là một thành phần chủ yếu của cơ thể. Nước chiếm 60-70% trọnglượng của cơ thể, trong đó lượng nước nội bào chiếm 2/3, nước ngoại bào chiếm1/3. Số lượng nước ngoại bào gồm nước chứa trong khoảng kẽ và khối lượng nướclưu hành trong hệ thống tuần hoàn. 3/4 lượng dịch nằm trong khoảng kẽ và 1/4lượng dịch lưu hành trong hệ thống tuần hoàn. Thận là một cơ quan tham gia điềuhoà chuyển hoá muối và nước nhằm duy trì một lượng nước ổn định. Khối l ượngdịch trong cơ thể phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của cơ thể. Áp suất thẩmthấu của dịch ngoại bào tương đối hằng định, áp lực thẩm thấu trung bình củahuyết tương là 290 mOsm/1kg H2O. Nồng độ natri đóng vai trò chủ yếu trong việcduy trì áp lực thẩm thấu ngoại bào. Nồng độ natri máu trung bình 140 mmol/l (135mmol/l - 145 mmol/l). Trong điều kiện bình thường, khi natri máu tăng, khốilượng dịch ngoại bào cũng tăng để duy trì áp lực thẩm thấu của huyết tương ở giớihạn bình thường. Áp lực thẩm thấu nội bào được duy trì bởi nồng độ kali nội bào.Nồng độ kali nội bào 160 mmol/l, gấp 40 lần nồng độ kali ngoại bào; nồng độnatri nội bào chỉ bằng 1/30 nồng độ natri ngoại bào. Thận là cơ quan chủ yếu điều tiết khối lượng nước và điện giải của cơ thể, dùđưa một lượng dịch và lượng điện giải lớn đến đâu thì thận vẫn có khả năng điềuhoà để duy trì khối lượng dịch của cơ thể và nồng độ điện giải máu ổn định thôngqua quá trình lọc của cầu thận, tái hấp thu và bài tiết của hệ thống ống thận. Nhiềuhormon và các yếu tố khác tham gia vào quá trình điều hoà chuyển hoá muốinước. + Tăng hấp thu muối và nước ở ống thận:- ADH là một hormon hậu yên tham gia vào quá trình hấp thu nước ở ống lượn xavà ống góp. ADH hoạt hoá adenylate cyclase kích thích gen tổng hợp và hoạt hoámen hyaluronidase, men có tác dụng phá hủy sự trùng hợp của axit hyaluronic làmtăng quá trình hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. ADH được giải phóng khităng natri máu, tăng áp lực thẩm thấu.- Aldosteron và glucocorticoid có tác dụng tăng hấp thu natri và đào thải kali ởống lượn xa và ống góp.+ Tăng đào thải nước và muối ở ống thận:- PGE2, PGI2 có tác dụng tăng đào thải nước muối ở ống lượn xa, ống góp và quai Henle.- ANP có tác dụng ức chế hấp thu muối và nước ở ống lượn xa, ống góp.Sự hoạt động của hai hệ thống hấp thu và thải trừ rất hài hoà bảo đảm cân bằngnước và điện giải máu. Ở người bình thường, lượng nước ra và lượng nước vàohàng ngày luôn cân bằng nhau.Bảng 1. Cân bằng khối lượng nước vào-ra hàng ngày. Lượng nước vào Lượng nước ra Thành phần Khối lượng (ml) Thành phần Khối lượng (ml) Nước uống Nước tiểu 1200 1400 Thức ăn Hơi thở 1000 500 Nước nội sinh Mồ hôi 300 500 Phân 100 Tổng cộng Tổng cộng 2500 25001. RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ NƯỚC1.1. Mất nước ngoại bào. 1.1.1. Căn nguyên của mất nước ngoại bào: + Mất nước ngoài thận: - Nôn mửa, đi lỏng. - Ứ dịch trong ổ bụng do viêm phúc mạc, do tắc ruột. - Mất nước qua đường thở (sốt cao, tăng thông khí). - Ra mồ hôi nhiều do say nóng, say nắng. + Mất nước qua thận: - Bệnh lý ống kẽ thận. - Do thuốc lợi tiểu. - Do tăng áp lực thẩm thấu (tăng glucose máu). - Do thiếu hụt glucocorticoid (bệnh Addison), thiếu hụt aldosteron. Hiện nay người ta có xu hướng phân loại mất nước ngoại bào theo áp lực thẩmthấu. Có hai loại mất nước chủ yếu: mất nước đẳng trương và mất nước nhược trương. + Mất nước đẳng trương: Lượng dịch bị mất là dịch đẳng trương tức là có áp lực thẩm thấu và nồng độnatri bằng áp lực thẩm thấu và nồng độ natri huyết thanh nên không có sự thay đổi áplực thẩm thấu và nồng độ natri máu. Mất nước đẳng trương gặp trong những trườnghợp: chảy máu đường tiêu hoá, khái huyết, xuất huyết nội tạng, chảy máu do chấnthương. + Mất nước nhược trương, gây ưu trương dịch ngoại bào: Lượng dịch bị mất nhược trương tức là có áp lực thẩm thấu và nồng độnatri thấp hơn huyết tương. Mất nước nhược trương thường gặp trong bệnh lý tiêuhoá: nôn mửa, đi lỏng, do hút dịch dạ dày, viêm phúc mạc, tắc ruột; mất nước quada do say nắng, mất nước qua đường hô hấp. Dịch mất qua đường tiêu hoá, đườnghô hấp, qua da đều có hàm lượng natri thấp (30mEq - 60mEq/l). Mất nước nhượctrương sẽ làm tăng natri máu và tăng áp lực thẩm thấu máu. 1.1.2. Triệu chứng của mất nước ngoại bào: Triệu chứng của mất nước ngoại bào nhược trương phụ thuộc vào khối lượngdịch đã mất và áp lực thẩm thấu của huyết tương. Biểu hiện lâm sàng: - Chán ăn, buồn nôn, nôn, thờ ơ, yếu mệt đi lại không vững loạng choạng vàngất xỉu, khát nước. - Giảm cân nặng và dựa vào cân nặng để đánh giá lượng dịch đã mất. - Da khô nhăn nheo, mắt trũng. - Nhịp tim nhanh, huyết áp giảm và nặng hơn nữa sẽ xuất hiện bệnh cảnh sốc:mạch nhanh nhỏ khó bắt, HA tâm thu < 80 mmHg. - Thiểu niệu, khối lượng nước tiểu dưới 500 ml/ngày. Mất nước kéo dài dẫnđến suy thận cấp tính trước thận: thiểu niệu, urê máu, creatinin máu tăng. Cần xét nghiệm natri máu, natri niệu, hematocrit, protein máu. Tuy nhiên không thểdựa vào những xét nghiệm này để đánh giá khối lượng dịch đã mất.Bảng 2. Các chỉ số đánh giá mức độ mất nước ngoại bào Protein Na+ Chỉ tiêu theo dõi ...

Tài liệu được xem nhiều: