Rối loạn thăng bằng nước và điện giải
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 268.35 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phân bố nước trong cơ thể Tuỳ theo lứa tuổi, số lượng nước trong cơ thể có khác nhau. Ở trẻ sơ sinh nước chiếm xấp xỉ 80% trọng lượng cơ thể (TLCT). Người lớn: 55-60%. Ởí nam: 60%, ở nữ: 55%. Ở người già, tỉ lệ nước thấp hơn người trẻ. Nước trong cơ thể được phân bố thành hai khoang:- Khoang trong tế bào (TTB) chiếm 40%. - Khoang ngoài tế bào (NTB) chiếm 20% trong đó:15% dịch gian bào (GB), 5% dịch trong lòng mạch (TLM) tức là thể tích tuần hoàn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rối loạn thăng bằng nước và điện giải Rối loạn thăng bằng nước và điện giảiI. Đại cương1. Vài nét sinh lý về chuyển hoá nước1.1. Phân bố nước trong cơ thểTuỳ theo lứa tuổi, số lượng nước trong cơ thể có khác nhau. Ở trẻ sơ sinh nướcchiếm xấp xỉ 80% trọng lượng cơ thể (TLCT). Người lớn: 55-60%. Ởí nam: 60%,ở nữ: 55%. Ở người già, tỉ lệ nước thấp hơn người trẻ.Nước trong cơ thể được phân bố thành hai khoang:- Khoang trong tế bào (TTB) chiếm 40%.- Khoang ngoài tế bào (NTB) chiếm 20% trong đó:15% dịch gian bào (GB), 5%dịch trong lòng mạch (TLM) tức là thể tích tuần hoàn. Ví dụ: Ở nam giới 70kg:Hình 4.1. Sơ đồ biểu diễn sự phân bố nước trong cơ thể ở người nặng 70kg1.2. Nước nhậpTrung bình mỗi ngày lượng nước nhập ở người lớn khoảng 2500ml từ nguồn ănuống và nước oxy hoá các chất (khoảng 300 ml). Cứ 100g mỡ oxy hoá cho 107gnước, 100g đường oxy hoá cho 37g nước, 100g protein oxy hoá cho 45g nước.1.3. Nước xuấtBình thường nước thoát ra ngoài cơ thể qua các đường như da, hô hấp, thận, ruộttrung bình khoảng 2500ml mỗi ngày. Ngoài ra, còn có thể do mất nước bấtthường, xảy ra khi:- Khi chức năng cô đặc nước tiểu kém, số lượng nước đào thải tăng.- Nước mất qua đường không thấy được như mổ bụng, mổ ngực, sốt.- Vận động, lao động nặng nhất là ở môi trường nóng.- Nôn, ỉa chảy.- Tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng...1.4. Những yếu tố quyết định sự phân bố và điều hoà nước trong cơ thểMặc dù có sự thay đổi lớn về lượng nước vào ra nhưng thể tích và thành phầnkhác nhau của các khoang dịch trong cơ thể luôn được duy trì ổn định nhờ vào cơchế điều hoà như sau:- Áp lực thẩm thấu huyết tương quyết định sự điều hoà nước giữa khu vực trongvà ngoài tế bào.- Các kênh ion chi phối sự vận chuyển các chất điện giải qua màng tế bào. Vai tròcủa bơm K+-Na+ trong cơ chế vận chuyển tích cực qua màng tế bào. Các chất điệngiải: + Khoang NTB thành phần chủ yếu là Na+ (145 mEq/l) + Khoang TTB thành phần chủ yếu là K+ (140 mEq/l)Những ion này là thành phần chủ yếu tạo nên áp lực thẩm thấu cũng như có vai tròquan trọng trong điều hoà và vận chuyển nước giữa khoang trong tế bào vàkhoang ngoài tế bào.- Chất hữu cơ phân tử nhỏ: Urê, amino acide, glucose, những chất này có thểkhuếch tán qua lại màng tế bào dễ dàng nên ít có vai trò trong điều hoà và vậnchuyển nước.Áp lực thuỷ tĩnh và áp lực keo. Chất hữu cơ có trọng lượng phân tử lớn chủ yếu l àprotein (albumin) đóng vai trò chính trong sự vận chuyển nước giữa lòng mạch vàkhoảng kẽ.Hình 4.2. Sơ đồ trao đổi nước giữa lòng mạch và khoảng kẽ- Thận và tuần hoàn là trung tâm của việc điều hoà sự vận chuyển nước củakhoang mạch máu. Tất cả những thay đổi về huyết động (giảm huyết áp độngmạch, giãn mạch, giảm thể tích tuần hoàn làm thay đổi cung lượng tim và dẫn đếngiảm mức lọc cầu thận. Ngược lại suy thận có thể gây nên những thay đổi lớn vềthể tích dịch, thể tích tuần hoàn của cơ thể. Những thay đổi đó được tác động bởi: + Các catecholamin và hệ giao cảm đóng vai trò chính để kiểm soát sức cảncủa động mạch đến và động mạch đi ở cầu thận cũng nh ư sức cản mạch máu hệthống. + Hệ renine-angiotensine-aldosterone, hormon chống bài niệu (ADH), yếutố thải natri niệu của tâm nhĩ (FAN) kiểm soát mức lọc cầu thận và trao đổi nước ởống thận.Hình 4.3. Sơ đồ về cơ chế điều hoà vận chuyển nước trong cơ thểII. Rối loạn thăng bằng nướcBình thường có 4 đường xuất nước ra khỏi cơ thể: thận, da, ruột, hô hấp. Khilượng nước bị mất qua các đường này tăng do bất thường như: nôn, ỉa chảy, toátmồ hôi nhiều, tăng lợi tiểu hoặc trong một số hoàn cảnh đặc biệt như bệnh nhânthở máy, các bệnh lý gây đa niệu (đái tháo nhạt...) dẫn đến rối loạn thăng bằngnước trong cơ thể.Vì vậy, chẩn đoán mất nước phải dựa vào: - Nguyên nhân. - Triệu chứng lâm sàng. - Cận lâm sàng.1. Mất nước trong tế bào (mất nước nhiều hơn mất Na+)1.1. Bệnh sinhỞ một người bình thường nếu không nhập nước, nước vẫn được tạo ra qua đườngchuyển hoá các chất. Lượng nước cung cấp cho cơ thể theo đường này khoảng300ml/ngày.Nếu vẫn không nhập nước thì hậu quả là cơ thể bị thiếu nước. Ảnh hưởng đầu tiênđến khoang ngoài tế bào tạo ra hiện tượng cô đặc (ưu trương về phương diện thẩmthấu) và nước trong tế bào vận chuyển ra ngoài tế bào, hậu quả lúc đầu mất nướcngoài tế bào về sau dẫn đến mất nước cả hai khoang.Theo Mariotte: Nếu không nhập nước trong 24giờ sẽ giảm 2% trọng l ượng cơ thể.Trường hợp nặng (không nhập kèm mất bất thường) có thể mất đến 15%. Khôngnhập nước trong 36-48giờ, Na+ và Cl- vẫn bình thường nhưng sau 48giờ ống thậntăng tái hấp thu Na+, Cl- do đó 2 loại ion này ở ngoài tế bào tăng.Khi mất nước, thể tích nước tiểu giảm, Na+ và Cl- trong nước tiểu không tăng, vềsau giảm do tăng tái hấp thu. Nguyên nhân do áp lực thẩm thấu ngoài tế bào tăng,kích thích thuỳ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rối loạn thăng bằng nước và điện giải Rối loạn thăng bằng nước và điện giảiI. Đại cương1. Vài nét sinh lý về chuyển hoá nước1.1. Phân bố nước trong cơ thểTuỳ theo lứa tuổi, số lượng nước trong cơ thể có khác nhau. Ở trẻ sơ sinh nướcchiếm xấp xỉ 80% trọng lượng cơ thể (TLCT). Người lớn: 55-60%. Ởí nam: 60%,ở nữ: 55%. Ở người già, tỉ lệ nước thấp hơn người trẻ.Nước trong cơ thể được phân bố thành hai khoang:- Khoang trong tế bào (TTB) chiếm 40%.- Khoang ngoài tế bào (NTB) chiếm 20% trong đó:15% dịch gian bào (GB), 5%dịch trong lòng mạch (TLM) tức là thể tích tuần hoàn. Ví dụ: Ở nam giới 70kg:Hình 4.1. Sơ đồ biểu diễn sự phân bố nước trong cơ thể ở người nặng 70kg1.2. Nước nhậpTrung bình mỗi ngày lượng nước nhập ở người lớn khoảng 2500ml từ nguồn ănuống và nước oxy hoá các chất (khoảng 300 ml). Cứ 100g mỡ oxy hoá cho 107gnước, 100g đường oxy hoá cho 37g nước, 100g protein oxy hoá cho 45g nước.1.3. Nước xuấtBình thường nước thoát ra ngoài cơ thể qua các đường như da, hô hấp, thận, ruộttrung bình khoảng 2500ml mỗi ngày. Ngoài ra, còn có thể do mất nước bấtthường, xảy ra khi:- Khi chức năng cô đặc nước tiểu kém, số lượng nước đào thải tăng.- Nước mất qua đường không thấy được như mổ bụng, mổ ngực, sốt.- Vận động, lao động nặng nhất là ở môi trường nóng.- Nôn, ỉa chảy.- Tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng...1.4. Những yếu tố quyết định sự phân bố và điều hoà nước trong cơ thểMặc dù có sự thay đổi lớn về lượng nước vào ra nhưng thể tích và thành phầnkhác nhau của các khoang dịch trong cơ thể luôn được duy trì ổn định nhờ vào cơchế điều hoà như sau:- Áp lực thẩm thấu huyết tương quyết định sự điều hoà nước giữa khu vực trongvà ngoài tế bào.- Các kênh ion chi phối sự vận chuyển các chất điện giải qua màng tế bào. Vai tròcủa bơm K+-Na+ trong cơ chế vận chuyển tích cực qua màng tế bào. Các chất điệngiải: + Khoang NTB thành phần chủ yếu là Na+ (145 mEq/l) + Khoang TTB thành phần chủ yếu là K+ (140 mEq/l)Những ion này là thành phần chủ yếu tạo nên áp lực thẩm thấu cũng như có vai tròquan trọng trong điều hoà và vận chuyển nước giữa khoang trong tế bào vàkhoang ngoài tế bào.- Chất hữu cơ phân tử nhỏ: Urê, amino acide, glucose, những chất này có thểkhuếch tán qua lại màng tế bào dễ dàng nên ít có vai trò trong điều hoà và vậnchuyển nước.Áp lực thuỷ tĩnh và áp lực keo. Chất hữu cơ có trọng lượng phân tử lớn chủ yếu l àprotein (albumin) đóng vai trò chính trong sự vận chuyển nước giữa lòng mạch vàkhoảng kẽ.Hình 4.2. Sơ đồ trao đổi nước giữa lòng mạch và khoảng kẽ- Thận và tuần hoàn là trung tâm của việc điều hoà sự vận chuyển nước củakhoang mạch máu. Tất cả những thay đổi về huyết động (giảm huyết áp độngmạch, giãn mạch, giảm thể tích tuần hoàn làm thay đổi cung lượng tim và dẫn đếngiảm mức lọc cầu thận. Ngược lại suy thận có thể gây nên những thay đổi lớn vềthể tích dịch, thể tích tuần hoàn của cơ thể. Những thay đổi đó được tác động bởi: + Các catecholamin và hệ giao cảm đóng vai trò chính để kiểm soát sức cảncủa động mạch đến và động mạch đi ở cầu thận cũng nh ư sức cản mạch máu hệthống. + Hệ renine-angiotensine-aldosterone, hormon chống bài niệu (ADH), yếutố thải natri niệu của tâm nhĩ (FAN) kiểm soát mức lọc cầu thận và trao đổi nước ởống thận.Hình 4.3. Sơ đồ về cơ chế điều hoà vận chuyển nước trong cơ thểII. Rối loạn thăng bằng nướcBình thường có 4 đường xuất nước ra khỏi cơ thể: thận, da, ruột, hô hấp. Khilượng nước bị mất qua các đường này tăng do bất thường như: nôn, ỉa chảy, toátmồ hôi nhiều, tăng lợi tiểu hoặc trong một số hoàn cảnh đặc biệt như bệnh nhânthở máy, các bệnh lý gây đa niệu (đái tháo nhạt...) dẫn đến rối loạn thăng bằngnước trong cơ thể.Vì vậy, chẩn đoán mất nước phải dựa vào: - Nguyên nhân. - Triệu chứng lâm sàng. - Cận lâm sàng.1. Mất nước trong tế bào (mất nước nhiều hơn mất Na+)1.1. Bệnh sinhỞ một người bình thường nếu không nhập nước, nước vẫn được tạo ra qua đườngchuyển hoá các chất. Lượng nước cung cấp cho cơ thể theo đường này khoảng300ml/ngày.Nếu vẫn không nhập nước thì hậu quả là cơ thể bị thiếu nước. Ảnh hưởng đầu tiênđến khoang ngoài tế bào tạo ra hiện tượng cô đặc (ưu trương về phương diện thẩmthấu) và nước trong tế bào vận chuyển ra ngoài tế bào, hậu quả lúc đầu mất nướcngoài tế bào về sau dẫn đến mất nước cả hai khoang.Theo Mariotte: Nếu không nhập nước trong 24giờ sẽ giảm 2% trọng l ượng cơ thể.Trường hợp nặng (không nhập kèm mất bất thường) có thể mất đến 15%. Khôngnhập nước trong 36-48giờ, Na+ và Cl- vẫn bình thường nhưng sau 48giờ ống thậntăng tái hấp thu Na+, Cl- do đó 2 loại ion này ở ngoài tế bào tăng.Khi mất nước, thể tích nước tiểu giảm, Na+ và Cl- trong nước tiểu không tăng, vềsau giảm do tăng tái hấp thu. Nguyên nhân do áp lực thẩm thấu ngoài tế bào tăng,kích thích thuỳ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 166 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 165 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 155 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 152 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 151 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 123 0 0 -
40 trang 100 0 0
-
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 98 0 0 -
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 92 0 0 -
40 trang 66 0 0