Rủi ro sinh thái và ô nhiễm kim loại nặng trong đất ở tỉnh Đồng Nai
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 593.66 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Rủi ro sinh thái và ô nhiễm kim loại nặng trong đất ở tỉnh Đồng Nai" sử dụng chỉ số ô nhiễm (PI), chỉ số ô nhiễm tích hợp (NIPI) và chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng (PERI) để xác định mức độ ô nhiễm và đánh giá rủi ro sinh thái tiềm năng của sáu kim loại trong đất ở tỉnh Đồng Nai. 103 mẫu đất đã được thu thập và phân tích. Kết quả đã chỉ ra rằng: Có sự chênh lệch rất lớn về kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm khi sử dụng giá trị nền và nồng độ giới hạn cho phép theo TCVN làm cơ sở để phân loại mức độ ô nhiễm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rủi ro sinh thái và ô nhiễm kim loại nặng trong đất ở tỉnh Đồng Nai RỦI RO SINH THÁI VÀ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT Ở TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Thanh Hùng1, Trần Thị Thắm2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM 2 Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai Tóm tắt Nghiên cứu đã sử dụng chỉ số ô nhiễm (PI), chỉ số ô nhiễm tích hợp (NIPI) và chỉ số rủi rosinh thái tiềm năng (PERI) để xác định mức độ ô nhiễm và đánh giá rủi ro sinh thái tiềm năng củasáu kim loại trong đất ở tỉnh Đồng Nai. 103 mẫu đất đã được thu thập và phân tích. Kết quả đãchỉ ra rằng: Có sự chênh lệch rất lớn về kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm khi sử dụng giá trị nềnvà nồng độ giới hạn cho phép theo TCVN làm cơ sở để phân loại mức độ ô nhiễm. Theo đó, khiphân loại dựa trên giá trị nền, kết quả nghiên cứu cho thấy Chì và Cd có mức ô nhiễm mạnh vàdiện tích ô nhiễm khá lớn. As và Zn cũng được phát hiện mức ô nhiễm cao, nhưng ở phạm vi nhỏhơn. Mức độ ô nhiễm các kim loại trong đất giảm dần theo trình tự Cd > Pb > Zn > As > Cr >Cu. Khu vực ô nhiễm được phát hiện chủ yếu ở những khu vực có các khu công nghiệp và bãi rácthải. Mức độ rủi ro sinh thái tiềm năng toàn diện trong phần lớn khu vực nghiên cứu ở mức thấp(RI < 40), trong khi đó khu vực phía Tây và Tây Nam có mức rủi ro sinh thái tiềm năng ở mức rấtcao và cực kỳ cao (RI > 160). Từ khóa: Ô nhiễm đất; Rủi ro sinh thái tiềm năng; Ô nhiễm tích hợp kim loại nặng. Abstract Ecological risk and heavy metal pollution in soil in Dong Nai province The study used the Pollution Index (PI), Integrated Pollution Index (NIPI) and PotentialEcological Risk Index (PERI) to determine pollution levels and assess potential ecological risks ofsix metals in soil in Dong Nai province. 103 soil samples were collected and analyzed. The resultsshowed that: Lead and Cd have a strong pollution level and a large area of pollution. As and Znwere also detected with high levels of contamination, but with smaller contamination areas. Thelevel of metal contamination in the soil decreases gradually in the sequence Cd > Pb >Zn > As >Cr > Cu. Contaminated areas are found mainly in areas with industrial parks and landfills. Theoverall potential ecological risk level in most of the study area is low (RI < 40), while the westernand southwestern regions have very high and extremely high potential ecological risks (RI > 160). Keywords: Soil pollution; Potential ecological risks; Heavy metal integrated pollution. 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ “Kim loại nặng” được dùng để chỉ tên nhóm các kim loại và á kim. Phần lớn cáckim loại nặng, khi ở nồng độ cao chúng thường gây độc, nhưng cũng có một số nguyên tố cần thiếtcho cơ thể sinh vật khi ở nồng độ thấp. Một số kim loại nặng ở liều thấp là vi chất thiết yếu cho câytrồng, nhưng ở liều cao hơn chúng có thể gây rối loạn chuyển hóa và ức chế tăng trưởng cho hầu hếtcác loài thực vật [1]. Kim loại nặng có tác dụng sâu sắc và nhiều mặt đối với quá trình quang hợp,điều hòa sinh trưởng. Ngoài ra, nó còn có ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước, thoát hơi nước vàvận chuyển nước trong cây [2]. Sự tích tụ kim loại trong đất ngày càng gia tăng và có thể gây ra cácvấn đề môi trường nghiêm trọng nếu nó vượt quá một giới hạn nhất định, vì khả năng truyền kim loạinặng qua thực vật sang động vật và con người thông qua chuỗi thức ăn. Các nguyên tố vi lượng độchại như Cd, Cu, Pb, Zn và As cực kỳ bền bỉ trong môi trường. Chúng có thể tích lũy đến mức độ độc38 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023hại, gây tác động xấu đến hệ sinh thái tự nhiên [3]. Các kim loại như Cd, Cu, Co, Ni và Pb là nhữngyếu tố quan trọng, không chỉ vì sự tích lũy lâu dài ở người mà còn cũng bởi vì tiềm năng cao chosự hấp thu và tích lũy ở rễ và các bộ phận khác của cây [4]. Kim loại nặng xâm nhập vào đất nôngnghiệp do quá trình lắng đọng khí quyển, ứng dụng phân bón hóa học, phân động vật, bùn thải vàthuốc trừ sâu diễn ra với tốc độ khá chậm nhưng trên diện tích lớn [5].Sự gia tăng của nồng độ kimloại nặng trong hệ thống đất có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho độ phì của đất, chất lượng nướcngầm và chuỗi thức ăn.Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng phạm vi của kim loại nặng ô nhiễm ởcác vùng nông thôn thay đổi theo thời gian và không gian [6] và mức độ gia tăng của kim loại nặngtrong đất canh tác có liên quan đến cường độ của các hoạt động nông nghiệp và giao thông thực địa[7]. Do đó, để hiểu các tác động của con người đến môi trường, điều quan trọng là phải ước tính sựhiện diện và phân bố của các nguyên tố vi lượng độc hại (PTE) trong đất. Đồng Nai có diện tích 5.907,24 km2 nơi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rủi ro sinh thái và ô nhiễm kim loại nặng trong đất ở tỉnh Đồng Nai RỦI RO SINH THÁI VÀ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT Ở TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Thanh Hùng1, Trần Thị Thắm2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM 2 Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai Tóm tắt Nghiên cứu đã sử dụng chỉ số ô nhiễm (PI), chỉ số ô nhiễm tích hợp (NIPI) và chỉ số rủi rosinh thái tiềm năng (PERI) để xác định mức độ ô nhiễm và đánh giá rủi ro sinh thái tiềm năng củasáu kim loại trong đất ở tỉnh Đồng Nai. 103 mẫu đất đã được thu thập và phân tích. Kết quả đãchỉ ra rằng: Có sự chênh lệch rất lớn về kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm khi sử dụng giá trị nềnvà nồng độ giới hạn cho phép theo TCVN làm cơ sở để phân loại mức độ ô nhiễm. Theo đó, khiphân loại dựa trên giá trị nền, kết quả nghiên cứu cho thấy Chì và Cd có mức ô nhiễm mạnh vàdiện tích ô nhiễm khá lớn. As và Zn cũng được phát hiện mức ô nhiễm cao, nhưng ở phạm vi nhỏhơn. Mức độ ô nhiễm các kim loại trong đất giảm dần theo trình tự Cd > Pb > Zn > As > Cr >Cu. Khu vực ô nhiễm được phát hiện chủ yếu ở những khu vực có các khu công nghiệp và bãi rácthải. Mức độ rủi ro sinh thái tiềm năng toàn diện trong phần lớn khu vực nghiên cứu ở mức thấp(RI < 40), trong khi đó khu vực phía Tây và Tây Nam có mức rủi ro sinh thái tiềm năng ở mức rấtcao và cực kỳ cao (RI > 160). Từ khóa: Ô nhiễm đất; Rủi ro sinh thái tiềm năng; Ô nhiễm tích hợp kim loại nặng. Abstract Ecological risk and heavy metal pollution in soil in Dong Nai province The study used the Pollution Index (PI), Integrated Pollution Index (NIPI) and PotentialEcological Risk Index (PERI) to determine pollution levels and assess potential ecological risks ofsix metals in soil in Dong Nai province. 103 soil samples were collected and analyzed. The resultsshowed that: Lead and Cd have a strong pollution level and a large area of pollution. As and Znwere also detected with high levels of contamination, but with smaller contamination areas. Thelevel of metal contamination in the soil decreases gradually in the sequence Cd > Pb >Zn > As >Cr > Cu. Contaminated areas are found mainly in areas with industrial parks and landfills. Theoverall potential ecological risk level in most of the study area is low (RI < 40), while the westernand southwestern regions have very high and extremely high potential ecological risks (RI > 160). Keywords: Soil pollution; Potential ecological risks; Heavy metal integrated pollution. 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ “Kim loại nặng” được dùng để chỉ tên nhóm các kim loại và á kim. Phần lớn cáckim loại nặng, khi ở nồng độ cao chúng thường gây độc, nhưng cũng có một số nguyên tố cần thiếtcho cơ thể sinh vật khi ở nồng độ thấp. Một số kim loại nặng ở liều thấp là vi chất thiết yếu cho câytrồng, nhưng ở liều cao hơn chúng có thể gây rối loạn chuyển hóa và ức chế tăng trưởng cho hầu hếtcác loài thực vật [1]. Kim loại nặng có tác dụng sâu sắc và nhiều mặt đối với quá trình quang hợp,điều hòa sinh trưởng. Ngoài ra, nó còn có ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước, thoát hơi nước vàvận chuyển nước trong cây [2]. Sự tích tụ kim loại trong đất ngày càng gia tăng và có thể gây ra cácvấn đề môi trường nghiêm trọng nếu nó vượt quá một giới hạn nhất định, vì khả năng truyền kim loạinặng qua thực vật sang động vật và con người thông qua chuỗi thức ăn. Các nguyên tố vi lượng độchại như Cd, Cu, Pb, Zn và As cực kỳ bền bỉ trong môi trường. Chúng có thể tích lũy đến mức độ độc38 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023hại, gây tác động xấu đến hệ sinh thái tự nhiên [3]. Các kim loại như Cd, Cu, Co, Ni và Pb là nhữngyếu tố quan trọng, không chỉ vì sự tích lũy lâu dài ở người mà còn cũng bởi vì tiềm năng cao chosự hấp thu và tích lũy ở rễ và các bộ phận khác của cây [4]. Kim loại nặng xâm nhập vào đất nôngnghiệp do quá trình lắng đọng khí quyển, ứng dụng phân bón hóa học, phân động vật, bùn thải vàthuốc trừ sâu diễn ra với tốc độ khá chậm nhưng trên diện tích lớn [5].Sự gia tăng của nồng độ kimloại nặng trong hệ thống đất có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho độ phì của đất, chất lượng nướcngầm và chuỗi thức ăn.Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng phạm vi của kim loại nặng ô nhiễm ởcác vùng nông thôn thay đổi theo thời gian và không gian [6] và mức độ gia tăng của kim loại nặngtrong đất canh tác có liên quan đến cường độ của các hoạt động nông nghiệp và giao thông thực địa[7]. Do đó, để hiểu các tác động của con người đến môi trường, điều quan trọng là phải ước tính sựhiện diện và phân bố của các nguyên tố vi lượng độc hại (PTE) trong đất. Đồng Nai có diện tích 5.907,24 km2 nơi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Phát triển quản lý bền vững tài nguyên môi trường Rủi ro sinh thái Ô nhiễm kim loại nặng Ô nhiễm đất Chỉ số ô nhiễm tích hợpGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 125 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 92 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 80 1 0 -
7 trang 79 0 0
-
191 trang 76 0 0
-
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 62 0 0 -
4 trang 62 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 57 0 0 -
13 trang 53 0 0
-
7 trang 46 0 0