Danh mục

Rừng, sông ngòi và biển

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 829.41 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Rừng, sông ngòi và biển" tổng hợp nghiên cứu về mối quan hệ giữa rừng, sông ngòi và biển, mối quan hệ này ở lưu vực sông Vu gia Thu bồn và khuyến cáo cách tiếp cận từ đầu nguồn tới biển trong quản lý tài nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rừng, sông ngòi và biểnRỪNG, SÔNG NGÒI VÀ BIỂN Quách Thị Xuân -Võ Lương Bình Nguyên Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng Rừng, sông và biển là ba yếu tố thiên nhiên có mối quan hệ khăng khít và chịu sự ảnhhưởng của nhau. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại thượng nguồn đều có ảnh hưởng trực tiếpđến hạ nguồn. Theo nghiên cứu của Neary, Ice và Jackson [13] về mối quan hệ giữa đất rừng với chấtlượng nước thì nguồn nước ngọt bền vững và chất lượng cao nhất thế giới có nguồn gốc từ hệsinh thái rừng. Các đặc điểm sinh học, hóa học và vật lí của đất rừng đặc biệt thích hợp choviệc cung cấp nước ngọt chất lượng cao cho suối, sông, ao hồ; đồng thời rừng còn giúp điềuhòa các dòng thủy văn và cung cấp môi trường sống thủy sinh đa dạng. Trong bối cảnh biếnđổi khí hậu cùng với sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan đã và đang ảnh hưởng tiêucực đến nguồn nước và thủy văn, dẫn đến các thiên tai như sạt lở đất, lũ lụt và hạn hán, việcduy trì và phục hồi hệ sinh thái rừng đóng một vai trò quan trọng và cấp thiết trong việc bảo vệnguồn nước và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Rừng, sông và biển là những tài nguyên quan trọng phục vụ cho nhiều ngành kinh tếcủa các tỉnh và thành phố trên lưu vực sông. Bài tham luận này tổng hợp một số bằng chứngvề mối quan hệ giữa các loại tài nguyên rừng, sông và biển ở một số lưu vực sông trong vàngoài nước nói chung và ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn nói riêng, đồng thời đề xuất hướngquản lý bền vững tài nguyên lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn và khu vực ven biển.Mối quan hệ giữa rừng và dòng chảy Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn [3] cho một số lưu vực sông ở Miền Trung bao gồmTả Trạch – Thượng Nhật, Trà Khúc – Sơn Giang, Vệ - An Chỉ đã khái quát mối quan hệ giữalưu lượng và tổng lượng dòng chảy với diện tích rừng. Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của việckhai thác rừng đến dòng chảy lũ qua 9 trận lũ trên sông Tả Trạch - trạm Thượng Nhật thấy rằngkhi diện tích khai thác rừng tăng thì đỉnh và lượng lũ tăng lên do sự giảm độ nhám và khả năngthấm nước của lưu vực dẫn tới sự tăng dòng chảy mặt và đỉnh lũ. Việc giảm diện tích rừng đượcthể hiện trong hình 1 cho thấy rằng có thể khai thác rừng nhưng vẫn phải giữ diện tích rừng trênlưu vực với độ che phủ khoảng 35% diện tích lưu vực thì không gây đột biến về lũ. Nghiên cứunày cũng chỉ ra độ che phủ rừng giới hạn ở lưu vực sông Trà Khúc là 30% và sông Vệ là 40%. Nghiên cứu về tác dụng điều tiết dòng chảy và hạn chế xói mòn đất của rừng tự nhiên tạilưu vực sông Rào Nậy, tỉnh Quảng Bình bằng cách sử dụng mô hình SWAT (Soil and WaterAssessment Tool) của Ngô Đình Quế [2] cho thấy: đối với sông Rào Nậy, trong giai đoạn 1982-1992 độ che phủ của rừng trên lưu vực giảm từ 70% xuống 61% (giảm 9%) thì lưu lượng đỉnh lũtrung bình năm trên sông tăng lên 6%; Giai đoạn 1992-2002 độ che phủ rừng giảm từ 61%xuống 59% (giảm 2%) lưu lượng đỉnh lũ sẽ tăng lên 1,6%. Như vậy, nếu xét từ năm 1982 đến2002 thì độ che phủ rừng giảm 11% và lưu lượng đỉnh lũ đã tăng lên 7,6%. Về mùa kiệt, kết quảtính toán cũng cho thấy khi độ che phủ rừng trên lưu vực giảm từ 70% năm 1982 xuống 61%năm 1992 thì lưu lượng dòng chảy mùa kiệt giảm đi 12% và đến năm 2002 thì lưu lượng dòngchảy mùa kiệt giảm đi 16% (Bảng 1). Kết quả nghiên cứu của Ngô Đình Quế cũng thể hiện tác động của các loại rừng khácnhau tới dòng chảy các mùa. Đối với rừng giàu, với thời đoạn mô phỏng 1982-1992, khi diệntích tăng lên 82,2% thì lưu lượng dòng chảy mặt giảm 86,1%, tính trung bình thì cứ tăng 1%diện tích rừng giàu thì lượng dòng chảy mặt sẽ giảm đi trên 1%. Trong khi đó, diện tích rừngtrung bình giảm 81,8% thì lượng dòng chảy mặt tăng 51,1%. Các dạng rừng khác như rừngnghèo, lồ ô và rừng trồng có ảnh hưởng không lớn tới dòng chảy mặt trên lưu vực. Kết quảnghiên cứu này khẳng định khả năng điều tiết nước của rừng tự nhiên nhiều tầng tán, độ che phủ 1cao (rừng giàu và trung bình) tốt hơn các dạng rừng trồng, tre nứa và rừng tự nhiên có độ tàn chethấp, tầng tán ít (rừng nghèo) [2].Hình 1. Ảnh hưởng của lớp phủ rừng đến dòng chảy lũ trên sông Tả Trạch - Thượng Nhật trận lũ từ 16h/21đến 4h/23/X/2000 Nhìn chung thì thay đổi về tỷ lệ che phủ rừng tỷ lệ nghịch với dòng chảy mùa lũ và tỷ lệthuận với dòng chảy mùa cạn. Nghiên cứu của Vũ Tấn Phương và đồng nghiệp cho thấy ở thờiđoạn 1995 đến 2005, trên lưu vực sông Chảy khi tỷ lệ che phủ rừng tăng 21% thì tổng lượngdòng chảy mùa lũ giảm 6%, tổng lượng dòng chảy mùa kiệt tăng gần 9%. Các con số tương ứngở sông Bồ là 17%, 4% và 6%. Đối với sông Ba, khi tỷ lệ che phủ rừng giảm 2,53% thì tổnglượng dòng chảy mùa lũ tăng 1,14% và tổng lượng dòng chảy mùa kiệt giảm 0,89% (Bảng 1). Bảng 1: Ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy và xói mòn ở một số lưu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: