Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu. Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách. Nguyên liệu Men rượu: men rượu được các dân tộc làm rất công phu từ các loại lá rừng có tinh dầu, các loại thuốc bắc,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rượu cần Rượu cầnRượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểusố Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uốngphải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngàyhội làng và dành đãi khách.Nguyên liệuMen rượu: men rượu được các dân tộc làm rất công phu từ các loại lá rừng có tinh dầu,các loại thuốc bắc, gừng, riềng v.v.Nguyên liệu chính (cái rượu): cái rượu được làm từ những loại ngũ cốc thông dụng nhưngô (bắp), sắn (khoai mì), gạo nếp, gạo tẻ, hạt ý dĩ, hạt bo bo, hạt cào (một loại cỏ), kêv.v. Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng, tuy nhiên ở Tây Nguyên ưa chuộng nhấttheo thứ tự là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp[1].Chum, hũ, bình, chóe, ché (còn gọ i là ghè) đựng toàn bộ nguyên liệu đã ủ men. Trướcđây người ÊĐê thường dùng các loại ché Tuk, ché Tang màu da lươn là những loại chéquý dùng trong dịp lễ lớn nhưng hiện nay họ chỉ dùng các loại ché thường như ché ba.Còn người M’nông thì dùng các loại ché mà họ gọi là Yang Bung, R’ Lungman.Các cần tre, trúc dài cỡ một mét, được hơ lửa vuốt thẳng ra và đục thông ruột sau đó lạiđược uốn cong. Các dụng cụ đong nước vào ché như ca, sừng trâu đục thủng đáy v.v.Cách làmTùy theo dân tộc, vùng miền, nghệ nhân, có nhiều bí quyết khác nhau để làm rượu cần.Tuy nhiên, thường thấy có các phương pháp sau:Rượu cần người Thái làm khá cầu kỳ, gọi là láu xá. Men rượu làm toàn bằng những thứlá và quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá). Những thứ quả lá chủ yếu gồm có: bơ hinh ho,khi mắc cái, củ riềng, lá trầu không, quả ớt... những thứ này được giã đều cho thậtnhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm,xếp từng lớp đều nhau. Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đêm phơilên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7đến 9 bánh, cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày bađêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưalên hông (dụng cụ hấp, đồ) đồ cho chính, sau đó đổ xuống mẹt hoặc lá cót để cho thậtnguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bỏ nhum, bơ cá)để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếuđể hở hơi rượu sẽ bị chua). Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày rượu có thể uống được, đểcàng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốckhác như ngô, hạt ý dĩ củ dong riềng.Tại Tây Nguyên, rượu cần thường được các dân tộc như K’Ho, Giarai, Rhade làm bằngbắp ngô, củ sắn hoặc gạo tẻ, khi có lễ đặc biệt quan trọng thì dùng gạo nếp. Phương pháplàm rượu đơn giản, gạo nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng rồi phơi. Men rượuđược người dân tộc chế từ vỏ cây hiam lấy trong rừng trộn với bột ớt, bột gừng, riềng, bộtgạo, một số thứ lá và rễ cây khác, trộn với nước và vắt thành từng bánh nhỏ, phơi thậtkhô, sau đó để từ 10–15 ngày giã nhỏ rắc lên trên nia cơm, sau đó trộn thêm một lần trấunữa rồi đổ vào ché trấu ủ từ 1 đến 2 ngày, lấy lá chuối khô ủ kín. Sau một tháng đem radùng, khi uống lót lá chuối tươi ở trên, đổ nước lá đầy ché, dùng cần cắm xuyên qua cáctầng lá xuống đấy ché, uống cạn đến đâu lại chế thêm nước lã đến đấy.Văn hóa uống rượu cầnTrong văn hóa các dân t ộc Tây Nguyên, dù nhà rông hay của làng hay là nhà sàn củatừng gia đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình thườngchỉ nhô lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu câycó hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vàocọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượungấm. Nước múc ở những con suối trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ lênnước đen bóng, như gỗ mun. Cần uống rượu là những đoạn trúc được thông ruột, dàichừng một mét.Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấnGiàng đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏrồi nâng cần trao cho khách. Khách nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần,tay phải cầm phần thân cần sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽthân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa vănxinh đẹp, cầm ca (trước kia thường dùng sừng trâu) tiếp nước vào chóe. Người TâyNguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi là đong “kang”. Khi rót hếtnước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần r ượu. Ngoài ra cũng thường thấy để xétcông bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà dùng cành cây gác ngang miệng chóe,có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mựcnước thấp xuống ...