Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Ví dụ, sim ở Phú Quốc chín rộ vào dịp tháng giêng âm lịch, còn sim ở miền Bắc Việt Nam thì chín vào dịp tháng bảy. Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rượu Sim Rượu SimRượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Mặc dù cây sim có ở nhiềunơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Ví dụ, sim ở Phú Quốc chín rộ vàodịp tháng giêng âm lịch, còn sim ở miền Bắc Việt Nam thì chín vào dịp tháng bảy.Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, tráikhi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim.Sản xuấtTrái sim nguyên liệu đưa về rửa sạch, chọn quả chín mọng xay nhuyễn và ủ lên men vớiđường cát theo một tỷ lệ nhất định (còn được giữ bí mật để cho ra được sản phẩm tốt)trong môi trường hiếm khí từ 40 đến 45 ngày. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽđược một loại rượu màu hồng, uống có vị cay chua ngọt như rượu vang nho với nồng độkhoảng 11,5%.Xin lưu ý những loại rượu sau không được coi là rượu sim: gồm sim tươi ngâm trực tiếpvới rượu, cây sim (thân, rễ lá) ngâm rượu vì rượu sim truyền thống là loại rượu lên mentự nhiên từ trái sim.Ở Phú Quốc có một số gia đình sản xuất rượu sim cung cấp cho thị trường khách du lịchở đảo và được đăng ký nhãn hiệu chất lượng tại Sở Y tế tỉnh Kiên Giang như Rượu simThành Long, Rượu Sim Sơn.Hiện nay ở đảo Phú Quốc đã sản xuất được loại rượu vang đỏ từ trái sim rừng kết hợp vớimột số trái cây khác có nồng độ 12-14% etanol, là loại rượu vang đỏ có màu rất tươi củatrái sim, hoàn toàn tự nhiên, quy trình bí quyết công nghệ sản xuất được chuyển giaocông nghệ từ Viện sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện khoa học ViệtNam chuyển giao cho cơ sở Thành Long - Phú Quốc. Rượu tắc-kèTiếng Nam phân biệt cắc-kè (hay tắc-kè) với cắc-kéTheo Việt Nam tự điển của Lê văn Đức & Lê ngọc Trụ, cắc kè là loài bò sát dài độ20 cm, bụng to đuôi ngắn, sống trong kẹt hóc, không ưa ánh sáng, thường kêu banđêm ( có những loại cắc kè bông, cắc kè lửa) Danh từ Cắc kè đôi là lời biếm nhẽ mộtcặp trai gái đang tình tự.Còn cắc-ké là loài bò sát mình ba góc thon dài, gáy có gai, đuôi dài, mình màu xanh, tímvàng đỏ tùy theo chỗ người đứng trông, sống trên cây cối, ăn sau bọ, đẻ trứng thật nhiềudưới đất sau. ( Cắc-ké lục chốt chỉ hạng thấp thỏi chầu r ìa).Cắc- kè có tên chữ nho là cáp- giới đọc theo âm Tàu là Ke-Chieh ( cơ chia), kỳ thực làtiếng kêu khi chúng muốn bắt cặp, con đực kêu cắc, con cái đáp kè.Sách thuốc Tầu nói cắc kè rất nhiều ở Quảng đông và Quảng tây. Hiệu lực làm thuốc củacắc kè là phải có đủ nguyên cái đuôi; khi người ta rình bắt nó , nó cắn đuôi bỏ chạy. Khicắc kè đực cái bắt cặp thì chúng ôm nhau sát, rồi cùng té xuống đất mê man không cònbiết trời trăng, khó mà gỡ ra được.Do đó, người ta mới bắt cả cặp bỏ vô rượu, hấp rồi phơi khô để bán là thuốc khích dâmcường dương. Cắc kè vị mặn, tính bình, hơi độc, công dụng khai phế khí, chữ hen suyễn,ho lao, lợi thủy thông kinh, chữa què gẫy. Mắt nó độc, nhưng đuôi lành..Khi dùng bỏ mắt và kỳ trên sống lưng, tẩm rượu nướng khô mới dùng. Con nào đứt đuôithì dược lực kém không nên dùng. Theo sách Trung quốc Trà Tửu từ điển (TQTTTĐ ),Cáp giới tửu đủ 2 con đực cái dính cặp mới thiệt tốt, người ta: dùng cắc kè còn tươi sốngphối hợp với lộc nhung, đảng sâm, câu kỷ tử , viên nhục, huỳnh tinh, hoài sơn, hắc táo,tỏa dương, đương qui, bắc kì, nhục thung dung, xuyên khung... cùng vài thứ linh tinhkhác ngâm trong rượu gạo thứ thiệt. Hương vị rượu rất thuần hòa, hiệu lực nuôi âm, bổthận, bổ huyết dưỡng nhan ( bổ máu và làm tăng sắc đẹp ở phụ nữ)