Danh mục

Rượu thuốc dưới góc độ văn hóa & sức khỏe

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.55 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người Việt ta biết uống rượu và rượu thuốc từ bao giờ? Có lẽ, đến nay vẫn chưa một ai có câu trả lời chính xác, chỉ biết rằng, xa xưa, từ thời thượng cổ con người ta đã biết uống rượu. Trong sách Lĩnh Nam Chích Quái có viết “Hồi quốc sơ, dân ta lấy vỏ cây làm áo… dùng gạo Tri làm rượu…”. Rượu không chỉ có từ rất lâu tại nước ta mà có lẽ nó là một trong những thứ thức uống được sử dụng sớm nhất và lâu đời nhất của nhân loại. Đó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rượu thuốc dưới góc độ văn hóa & sức khỏe Rượu thuốc dưới góc độ văn hóa & sức khỏeNgười Việt ta biết uống rượu và rượu thuốc từ bao giờ? Có lẽ, đến nay vẫn chưa một aicó câu trả lời chính xác, chỉ biết rằng, xa xưa, từ thời thượng cổ con người ta đã biết uốngrượu. Trong sách Lĩnh Nam Chích Quái có viết “Hồi quốc sơ, dân ta lấy vỏ cây làm áo…dùng gạo Tri làm rượu…”. Rượu không chỉ có từ rất lâu tại nước ta mà có lẽ nó là mộttrong những thứ thức uống được sử dụng sớm nhất và lâu đời nhất của nhân loại. Đó làrượu, còn rượu thuốc người Việt ta cũng đã dùng từ rất lâu, và có lẽ nó ra đời cùng vớikhi người ta biết uống rượu. Với Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ dù tết có nghèocũng không thể thiếu rượu thuốc: “Tết nhất năm ni ai nói nghèo; Nghèo mà lịch sự đố aitheo; Bánh chưng chất chật chừng ba chiếc; Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu!”.Rượu thuốc được dùng từ cung vua khi tiệc yến đến bữa cơm thường dân, trong lễ, tết,cúng tổ tiên, đám hiểu, hỉ… với nhiều loại rượu thuốc khác nhau dựa trên nhiều yếu tố sựviệc, sang hèn, đẳng cấp xã hội mà được sử dụng khác nhau. Trong cuốn Việt Namphong tục được Phan Kế Bính viết: “Rượu thì toàn được nấu bằng gạo nếp, ủ men rồi cấtra. Trong thứ rượu ấy hoặc ướp thêm hoa sen, hoa cúc, hoa hồng, hoa cau hoặc hoanhài… gọi là rượu hoa; hoặc ngâm với các vị thuốc bắc gọi là rượu thuốc. Rượu hoa quýlà rượu sen, rượu cúc, rượu thuốc quý nhất là rượu sâm nhung…”.Đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc cho rằng rượu thuốc là thức uống không thể thiếutrong bữa ăn có khách mời. Người dân nơi đây có tập quán uống rượu thuốc và chế biếnrượu thuốc bằng cách ngâm rượu với một số loại rễ cây có vị bổ. Rượu được nấu từ bộtlấy từ thân cây đao, cây móc, cây báng. Đây là loại cây họ dừa mọc rất nhiều trong rừng.Các loại cây này được khai thác quanh năm, thời gian được khai thác nhiều nhất là vàolúc cây đang có hoa. Vào mùa này cả nam nữ người Tây Bắc đều dành thời gian cho việckhai thác loại cây nấu rượu là chính. Rượu được sử dụng ngâm thuốc và để càng lâu nămcàng tốt, rượu thuốc uống cho sức khoẻ thêm dẻo dai và khoẻ mạnh. Rượu thuốc nơi đâyđã được coi là sản vật của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Du khách đến Tây Bắc thamquan, du lịch như không ai không thử uống sản vật này và đều tấm tắc khen hương vị đặctrưng riêng của cây rừng được sử dụng làm nguyên liệu nấu rượu, lại được ngâm vớinhững rễ cây rừng có vị bổ. Đầu óc lâng lâng chút men rượu thuốc được chắt lọc từ tinhtuý của núi rừng, vừa ngất ngây ngắm phong cảnh Tây Bắc - thì dù không phải là thi sĩcũng thấy trong hồn vương vất một áng thơ.Ở Việt Nam ta, mỗi quê hương, vùng miền đều có những đặc sản riêng để ngâm rượuthuốc, từ những cây thuốc đến động vật dùng để ngâm thuốc, trên rừng thì có rắn, tăc kè,bìm bịp… dưới biển thì có hải sâm, sao biển…rồi đến các loại cao như hổ cốt, ngựa bạch,sơn dương… Mỗi loại rượu thuốc đều có những tính năng riêng của nó và được sử dụngcho đối tượng người dùng cụ thể với một liều lượng nhất định.Căn cứ vào cách dùng thì rượu thuốc được chia làm hai lo ại là rượu uống trong và rượudùng ngoài (rượu xoa bóp). Căn cứ vào công dụng thì có thể chia làm hai loại là rượuthuốc bổ và rượu thuốc trị bệnh. Căn cứ vào số vị thuốc thì có thể chia làm hai loại làrượu độc vị (một vị thuốc ngâm trong rượu) và đa vị (nhiều loại vị thuốc kết hợp vớinhau để phát huy tối đa công dụng của thuốc được ngâm trong rượu). Trong các thangthuốc có nhiều vị thuốc kết hợp thường đủ bốn thành phần: Quân, Thần, Tá, Sứ. Quân (vịthuốc chủ trị chữa bệnh hoặc bổ dưỡng), Thần (là vị thuốc trợ giúp để phát huy tối đacông dụng của vị thuốc Quân), Tá (là vị thuốc tá dược giúp rượu thuốc dễ uống hơn), Sứ(vị thuốc sứ giả có công dụng đưa đường vị chủ trị đến được đúng bệnh cần chữa hoặcđến đúng nơi cần bồi bổ). Theo Đông y, rượu thuốc giúp đưa thuốc vào một cách nhanhchóng, ít biến chất, dễ bảo quản. Rượu thuốc rất thích hợp với các bệnh lý mãn tính cầnđiều trị dài ngày, hoặc bồi bổ cơ thể trường kỳ “mưa dầm thấm lâu”.Để ngâm rượu thuốc bất kể là thuốc trị bệnh hay thuốc bổ thì người dùng nên có thàythuốc Đông y bắt mạch, kê đơn, cắt thuốc một cách chính xác để có được thang thuốcphù hợp. Thuốc ngâm rượu bất kể là thuốc trị bệnh hay thuốc bổ đều phải nắm được cácđặc điểm của người dùng như độ tuổi, giới tính, thể chất… nghĩa là phải biết được đúngphần nào hư yếu: Dương hư hay âm hư, khí hư hay huyết hư…rồi phủ tạng nào cần bồibổ: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Người lương y phải dựa vào thể của người dùng thuốc đểcắt thang thuốc cho phù hợp, và hướng dẫn liều lượng uống cho thích hợp. Không có loạithuốc nào dùng để ngâm rượu mà ai cũng có thể uống được với cách nghĩ không bổ âmthì bổ dương như nhiều người sử dụng rượu thuốc suy luận.Theo lương y Vũ Quốc Trung: “Dùng rượu thuốc phải tuân thủ nguyên tắc dùng thuốcbiện chứng luận trị của Đông y. Người thiên về dương hư nên chọn thuốc bổ dương,người ...

Tài liệu được xem nhiều: