Vào năm 2006, tại 29 Hàng Bài từng diễn ra triển lãm kỉ niệm 25 năm ngày ra trường của 23 họa sĩ khóa 9 đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Sau 6 năm, tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các họa sĩ lại tụ họp lại tổ chức triển lãm “Sắc màu thời gian”.
.Nhiều bác cao niên đến sớm để xem tranh của các bạn già. Nhưng bảo vệ bảo sau triển lãm mới được vào xem.
.Thế nhưng nhìn ở ngoài vào vẫn thấy có người đang xem tranh, và phóng viên các báo đài vẫn được vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SẮC MÀU THỜI GIAN: Sau 6 năm lại gặp nhau
SẮC MÀU THỜI GIAN:
Sau 6 năm lại gặp nhau
Vào năm 2006, tại 29 Hàng Bài từng diễn ra triển lãm kỉ niệm 25 năm
ngày ra trường của 23 họa sĩ khóa 9 đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Sau
6 năm, tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các họa sĩ lại tụ họp lại tổ chức
triển lãm “Sắc màu thời gian”.
Nhiều bác cao niên đến sớm để xem tranh của các bạn già. Nhưng bảo
vệ bảo sau triển lãm mới được vào xem.
Thế nhưng nhìn ở ngoài vào vẫn thấy có người đang xem tranh, và
phóng viên các báo đài vẫn được vào quay phim.
Tờ rơi giới thiệu về khóa 9 đại học Mỹ thuật Công nghiệp có danh sách
của 41 sinh viên khóa 9. Trong đó có người đã qua đời. Kèm theo đó là
danh sách tác phẩm của 23 họa sĩ triển lãm.
Khán giả phải chờ ở ngoài để đợi đến lúc khai mạc. Đúng như dự đoán,
khán giả hôm nay phần lớn là người cao tuổi nên không khí cũng trầm
lắng hơn, không rộn rã như các triển lãm của thanh niên. Tuy nhiên rất
ấm áp, kiểu bạn cũ lâu ngày gặp nhau.
Cấm cửa một lúc, chắc đông người đến quá nên bảo vệ đành phải cho
khán giả vào xem. Toàn cảnh phòng 1 của triển lãm….
Đây là quang cảnh phòng 2 của triển lãm.
Nhưng các phóng viên hôm nay lại không đông lắm.
Cũng có một vài bạn trẻ đến xem triển lãm và bàn luận nhiệt tình. Phần
lớn có lẽ là học trò đến xem tác phẩm của các thầy cô.
Giữa phòng 2 của triển lãm, thấy bày la liệt gốm. Không thấy tên tác
giả, mà trong tờ giới thiệu cũng không thấy đề tác phẩm nào là gốm sứ
cả. Hỏi ra mới biết là gốm Quang.
Một số họa sĩ thế hệ sau đến xem…. Điêu khắc gia Phạm Thăng Long
(ngoài cùng, bên trái), đang nói chuyện với điêu khắc gia Lương Văn
Việt. Còn bên cạnh là nhà báo Đào Mai Trang, họa sĩ Bùi Hoài Mai với
nhà điêu khắc gốm Nguyễn Khắc Quân.
16h45 bắt đầu khai mạc. Có giáo sư họa sĩ nhà giáo nhân dân Lê Thanh
(áo đen, ngồi thứ ha bên phải), giám đốc bảo tàng mỹ thuật Việt Nam
Phan Văn Tiến (áo xám, ngồi thứ ba bên trái) và chủ tịch Hội đồng Mỹ
thuật Việt Nam Lê Minh Tuyết (áo nâu, ngồi thứ nhất bên trái).
Họa sĩ Lê Thanh lên phát biểu: “Tôi thay mặt các thầy trước đây đã
từng dạy khóa này phát biểu cho cuộc triển lãm. Triển lãm hôm nay là
sự phấn đấu, nỗ lực bền bỉ dẻo dai cuộc lớp họa sĩ này. Đối với các
thầy thì mơ ước là được thấy học sinh mình thành đạt. Hôm nay chúng
tôi rất tự hào thấy học sinh của chúng tôi đang ngày càng trưởng thành
và có nhiều triển lãm thành công. Và đây là niềm tự hào chung của
những thế hệ rất thành đạt. Cách đây 5 năm các bạn đã có triển lãm.
Nay các bạn đã vượt trội hơn nhiều thứ…”
Các họa sĩ có mặt trong triển lãm hôm nay: Trần Lê An, Phạm Quốc
Anh, Phạm Minh Châu, Phan Quân Dũng, Vũ Bạch Hoa, Bùi Thanh
Hợi, Đặng Văn Hưởng, Vương Tử Lâm, Phan Bình Nguyên, Lê Đức
Nhân, Phạm Đình Nghĩa, Bùi Trang Nghi, Vũ Kim Thành, Nguyễn
Bích Thảo, Nguyễn Lê Tuyết, Dương Vân, Lê Vân Yến, Bùi Bích
Hồng, Hoàng Gia Vinh, Phạm Thăng Long, Nguyễn Đức Tuấn,
Nguyễn Như Quang và Đỗ Lệnh Tuấn. Họa sĩ Vũ Kim Thành đại diện
cho các sinh viên khóa 9 phát biểu.
Sau đó họa sĩ Vũ Kim Thành, họa sĩ Lê Thanh và ông Phan Văn Tiến
lên cắt băng khai mạc triển lãm. Mọi người hoặc lại tiếp tục vào xem
tranh, hoặc ra dùng tiệc nhẹ.
Sau đây là một số tác phẩm trong triển lãm:
“Mùa xuân trên núi” của Nguyễn Lê Tuyết. Sơn dầu, 100 x 140 cm
“Phong lan” của Vũ Kim Thành. Acrylic, 100 x 100cm
“Khát” của Lê Vân Yến. Sơn khắc, 50 x 50cm
“Đêm trăng làng Vũ Đại” của Vũ Bạch Hoa, gò nhôm, 60 x 100 cm
“Hà Nội phố nghề” của Phạm Thị Nghĩa. 60 x 160cm
“Bình minh lên” của Bùi Thanh Hợi. Acrylic, 100 x 100cm
“Di sản” của Đặng Hường. Khắc gỗ, 109 x 178 cm
“Bác Hồ” của Đỗ Lệnh Tuấn. Ghép tem, 80 x 100cm
“Mây vàng” của Vương Tử Lâm. Acrylic, 50 x 100cm
“Chợ quê xưa” của Bùi Trang Nghi. Sơn mài, 70 x 100cm
“Cuộc đời” của Ninh Ngọc Bích. Sơn dầu, 60 x 90 cm
“Người thổi sáo” của Phạm Thăng Long. Sơn mài, 87 x 87 cm
“Hoa súng” của Nguyễn Như Quang. Sơn mài, 120 x 135 cm
“Nắng đông” của Vũ Bạch Hoa. In độc bản, 60 x 60 cm
“Tia hy vọng” của Phạm Minh Châu. Chất liệu: Tranh gốm (40 x
60cm)
“Tĩnh vật hoa” của Nguyễn Bích Thảo. Phấn màu, 40 x 40cm
“Cổng đền Phú Xuyên” của Lê Đức Nhân. Bột màu, 40 x 60cm
...