Tu từ học nghiên cứu những thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ. Sự vận dụng các kết quả nghiên cứu đó sẽ giúp cho lời văn hay hơn, đẹp hơn. Trải qua quá trình lựa chọn, cải biên và vận dụng kéo dài hàng ngàn năm, lớp từ Hán Việt đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc ta và được chúng ta sử dụng để thể hiện sắc thái tu từ trong các phong cách chức năng khác nhau. Từ Hán Việt là nguồn chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sắc thái tu từ từ Hán Việt Sắc thái tu từ từ Hán ViệtTu từ học nghiên cứu những thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ.Sự vận dụng các kết quả nghiên cứu đó sẽ giúp cho lời văn hay hơn, đẹp hơn. Trảiqua quá trình lựa chọn, cải biên và vận dụng kéo dài hàng ngàn năm, lớp từ HánViệt đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc tavà được chúng ta sử dụng để thể hiện sắc thái tu từ trong các phong cách chứcnăng khác nhau. Từ Hán Việt là nguồn chất liệu đáng kể trong văn học bác học vàvăn chương bình dân. Các tác phẩm văn học kinh điển của dân tộc ta, như: Chinhphụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, Khóc Tr ương Quỳnh Như, Chiềuhôm nhớ nhà... đều sử dụng từ Hán Việt.Ngày nay, trong kho từ ngữ tiếng Việt còn tồn tại hàng loạt cặp từ Hán Việt vàthuần Việt có nghĩa tương đương nhau về sắc thái ý nghĩa, về mặt biểu cảm vàđược dùng song song với nhau. Trong đó, từ Hán Việt thường mang sắc thái cổkính và không thông dụng còn các từ thuần Việt mang tính hiện đại, thông dụng.Và các nhà thơ cổ điển đã dịch một khái niệm cổ điển sang hiện đại. Ví dụ:quyền môn → cửa quyền → mây nổiphù vân → sử xanhthanh sử…Có thể nói tới 4 sắc thái tu từ của từ Hán Việt.1. Sắc thái trang trọngMột số từ Hán Việt thay thế từ thuần Việt vì Hán Việt tạo cảm giác trang trọng,nghiêm trang hơn: – đàn bàphụ nữnông dân – dân cày – c hế thi sinh…Dùng sinh, phế, phúng, tặng, tẩy... thay cho: đẻ, bỏ, viếng, cho, rửa...Cách đặt tên phố, chợ, bút danh (các nhà thơ trào phúng lại dùng các từ thuần Việtcho có vẻ hài hước).Bác Hồ dùng từ Hán Việt trong trường hợp trang nghiêm: Các em quyết tử cho Tổquốc quyết sinh.2. Sắc thái tao nhãTừ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt trong trường hợp từ thuần Việt khi đượcnói ra gây cảm giác thô tục, khiếm nhã.Các từ chỉ bệnh tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng...Các từ chỉ tai nạn, chết chóc: hoả hoạn, thương vong, từ trần...Các từ chỉ hoạt động sinh lí...Từ Hán Việt được dung với tư cách là uyển ngữ: mãn nguyệt khai hoa, động phonghoa trúc, cấp dưỡng...3. Sắc thái khái quát và trừu tượngMột số từ Hán Việt, đặc biệt là thuật ngữ khoa học có ý nghĩa khái quát hoá caomà từ thuần Việt không có hoặc không có nghĩa tương đương.Về chính trị: độc lập, tự do, dân chủ, dân quyền...Về ngoại giao: công hàm, lãnh sự, sứ quán...Về quân sự: tiến công, kháng chiến, du kích...Về toán học: đồng quy, tiếp quyến, tích phân......Những thuật ngữ này có nội hàm lớn, khái quát cao, nếu dùng từ thuần Việt thì dàidòng.Từ Hán Việt có tính chất trừu tượng, tĩnh gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm imlìm, tĩnh tại...Từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại.Có thể lấy ví dụ so sánh bằng hai bài thơ: Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và Chiềuhôm nhớ nhà (Bà huyện Thanh Quan). Trong bài Thu điếu, Nguyễn Khuyếndùng toàn từ thuần Việt để gợi về mùa thu có thực, về nông thôn bình dị, đẹp nênthơ và rất đỗi thân yêu của làng quê Việt Nam. Ông không dùng từ Hán Việt vì nếudùng thì cảm giác thân quen, gần gũi rất có thể sẽ bị mất đi. Và ở đây, chính các từthuần Việt đã tạo nên âm hưởng, tạo nên cảm giác thân quen ấy. Trái lại, trong bàithơ của bà huyện Thanh Quan đó lại là hình ảnh về buổi chiều của nội tâm. Tác giảđã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tưởng, ý niệm. Trong Mẹo giải thích từHán Việt của Phan Ngọc có viết: Các từ Hán Việt mà nữ thi sĩ dùng đẩy ta vào thếgiới muôn đời. Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn bản, những trẻ chăntrâu, những người ở đài cao, những người khách trọ cảnh ấm lạnh của cuộc đời.Làm gì có những ngư ông, những viễn phố, những mục tử, những cô thôn, làm gìcó trang đài, người lữ... Từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định – vần cuối câuthơ – dễ gây tiếng vọng trong tâm hồn ta, kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý niệm. Vànỗi u hoài của nhà thơ là nỗi u hoài của cái kiếp trước không biết đến tháng năm,thời đại. Đây là nghệ thuật lựa chọn từ ngữ rất công phu. Những từ đó là những tínhiệu thẩm mĩ, những mô típ nghệ thuật gắn với phong cách Đường thi và trở thànhnét đẹp truyền thống của thơ ca Việt Nam.4. Sắc thái cổMột số từ Hán cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc thái cổ:tôn ông, huynh ông, phụ vương, ái phi, đồng môn, đồng tuế...Mô tả những hình ảnh cổ kính của một triều đại đã qua với một tâm trạng nuối tiếc,trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ, bà huyện Thanh Quan đã sử dụng nhữngtừ Hán Việt một cách có ý thức. Và việc xếp những từ này vào cuối dòng thơ càngin đậm những hình tượng ngưng đọng trong kí ức. Tất cả đưa đến cho ta cảm giácvề một sự đổi thay của tạo hoá:Tạo hoá gây chi cuộc hí trườngĐến nay thấm thoắt mấy tinh sươngLối xưa xe ngựa hồn thu thảoNền cũ lâu đài bóng tịch dươngĐá vẫn trơ hàn cùng tuế nguyệtNước còn cau mặ ...