Danh mục

Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một

Số trang: 122      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.84 MB      Lượt xem: 44      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (122 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương gồm có 5 chương, trình bày cụ thể như sau: Giới thiệu chung về bảo hiểm; Bảo hiểm hàng hóa trong hoạt động ngoại thương; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm trách nhiệm P&I; Bảo hiểm trách nhiệm forwarder. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một Chương 3 BẢO HIỂM THÂN TÀU (5 tiết) Mục tiêu của chương Cung cấp các kiến thức cơ bản về bảo hiểm thân tàu biển, cách thức mua bảo hiểm thân tàu, các rủi ro được bảo hiểm thân tàu bảo vệ và các rủi ro bị loại trừ. Chương này cũng giúp sinh viên hiểu được các điều kiện về bảo hiểm thân tàu, cách tính toán bồi thường khi có tổn thất xảy ra đặc biệt là trường hợp hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi. Một số câu hỏi gợi ý: Bảo hiểm thân tàu là gì? Tại sao phải mua bảo hiểm thân tàu? Ai là người mua bảo hiểm thân tàu ? Cách tính phí bảo hiểm thân tàu như thế nào? 3.1. Khái quát về bảo hiểm thân tàu Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại, cũng như mức độ và số lượng rủi ro mà con tàu phải đối mặt, nên bảo hiểm thân tàu trở nên rất phổ biến và phát triển trên thế giới. Đối tượng bảo hiểm thân tàu: Đối tượng bảo hiểm thân tàu biển là toàn bộ con tàu đủ khả năng đi biển theo luật quốc tế và luật quốc gia. Bao gồm: vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị thông thường đi biển và phục vụ kinh doanh (không bao gồm vật dụng và tài sản cá nhân) Thông thường bảo hiểm thân tàu: Giá trị vỏ tàu chiếm khoảng 40%, giá trị máy móc chiếm khoảng 40%, giá trị trang thiết bị chiếm khoảng 20% Trong bản kê khai hợp đồng bảo hiểm thân tàu, chủ tàu phải nêu rõ: - Tên tàu - Cảng đăng ký tàu - Quốc tịch tàu - Năm và nơi đóng tàu - Cấp tàu - Dung tích, trọng tải tàu - Giấy đăng kiểm tàu - Tàu đủ khả năng đi biển - Quốc tịch tàu không thay đổi trong suốt thời gian bảo hiểm - Hành trình con tàu phải hợp pháp Quyền lợi của bảo hiểm thân tàu: Chủ tàu sẽ được bồi thường cho những tổn thất, mất mát đối với vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị trên tàu và ¾ trách nhiệm đâm va Ngoài ra, chủ tàu có thể mua “bảo hiểm cước phí chuyên chở”: Là bảo hiểm cho phần cước phí mà chủ tàu phải trả lại cho chủ hàng do chủ tàu không đưa được 44 hàng về tới bến. Theo quy định của ITC, tiền bảo hiểm cho phần cước phí chuyên chở mà chủ tàu có thể tham gia cao nhất bằng 25% số tiền mua bảo hiểm thân tàu. Chủ tàu cũng có thể mua thêm bảo hiểm chi phí điều hành quản trị tàu là bảo hiểm cho các loại chi phí quản lý, lãi kinh doanh…Số tiền cao nhất cho bảo hiểm chi phí quản trị tàu là 25% số tiền bảo hiểm thân tàu. 3.2. Rủi ro bảo hiểm thân tàu Rủi ro được bảo vệ: Những rủi ro, hiểm họa do thiên tai gây nên những tai nạn bất ngờ, không bao gồm tác động của sóng, gió thông thường. Hiểm họa này bao gồm: đắm, lật, khí hậu khốc liệt, tàu nằm cạn, mắc cạn, đâm va với các vật thể khác. Cháy, nổ. Cháy nổ là nguyên nhân trực tiếp mới được bồi thường. Nổ được bảo hiểm dù có cháy hay không. Tuy nhiên, cháy nổ do những nguyên nhân loại trừ như chiến tranh, đình công, hành động ác ý và năng lượng nguyên tử thì không được bảo vệ. Trộm cắp gây ra do người ngoài tàu. Trộm cắp không bao gồm những hành động ăn cắp bí mật hay trộm cắp gây ra bởi thuyền viên và hành khách trên tàu. Cướp biển. Cướp biển bao gồm những hành khách tiến hành nổi dậy và những người nổi loạn tấn công từ ngoài tàu. Điều khoản này không bao gồm cướp biển vì rủi ro chính trị vì trong trường hợp này thuộc rủi ro chiến tranh. Vứt hàng xuống biển. Là hành động cố ý vứt bỏ những bộ phận, trang thiết bị của tàu, nhằm làm nhẹ tàu, làm nổi tàu cứu tàu thoát khỏi nguy hiểm. Trong trường hợp vứt bỏ mà vẫn gây ra tổn thất toàn bộ thì chỉ bồi thường tổn thất toàn bộ mà thôi. Va chạm với các phương tiện chuyên chở trên bộ, trang thiết bị bến cảng là các tai nạn do các phương tiện vận tải đó va vào tàu khi chúng chạy vào khu vực cầu tàu. Va chạm với các trang thiết bị bến cảng là các va chạm của tàu vào các thiết bị của cảng như cầu tàu, đập chắn sóng, ụ đà… Động đất, núi lửa phun, sét đánh. Các rủi ro này xảy ra trong khi tàu đang chạy hay tàu đang ở ụ đà, bến cảng thì đều được bồi thường. Tai nạn khi bốc dỡ, dịch chuyển hàng hóa hay tiếp nhiên liệu. Thiệt hại đối với máy móc, nồi hơi, gãy cần trục hay ẩn tì. Bất kể nguyên nhân nào làm nổ nồi hơi và gây tổn thất cho buồng máy và thân tàu đều được bảo hiểm bồi thường; Khi trục bị gãy dẫn đến phát sinh các hư hỏng và tổn thất khác đối với tàu. Các tổn thất phát sinh do gãy trục được bảo hiểm bồi thường, tuy nhiên tổn thất của trục bị gãy thì không được bồi thường; Ẩn tì là khuyết tật sẵn có của vỏ hay máy móc trước khi tàu đóng hay sữa chữa mà người bảo hiểm không thể biết được. Trong trường hợp này người bảo hiểm chỉ bồi thường cho những thiệt hại do khuyết tật ẩn tỳ gây ra nhưng không phải bồi thường cho các chi phí sữa chữa bộ phận bị khuyết tật, ẩn tỳ. Bất cẩn của thuyền trường, thủy thủ, sĩ quan, hoa tiêu được bảo hiểm trong một quá trình làm việc mẫn cán, hợp lý. 45 Bất cẩn của người sửa chữa hay người thuê tàu với điều kiện người sửa chữa hay người thuê tàu không phải là người được bảo hiểm Đâm va với tàu khác Va chạm với máy bay, các vật rớt từ máy bay Các hiểm họa bị loại trừ: Tổn thất, thiệt hại được gây ra do hành động ác ý của người được bảo hiểm. Loại trừ nhiễm phóng xạ Hậu quả gián tiếp của những hiểm họa được bảo hiểm Tàu không đủ khả năng đi biển Vi phạm lệnh cấm của nhà chức trách, cố ý vi phạm luật lệ giao thông Tàu thuyền bị mắc cạn do ảnh hưởng của thủy triều Cố ý hành động trái với các điều khoản hành động bảo hiểm (cố tình đi chệch đường, chở không đúng hàng, neo đậu không đúng nơi quy định..) Tàu thuyền bị trưng dụng vì mục đích quâ ...

Tài liệu được xem nhiều: