nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của "sách lược đầu tư của warren buffett" trình bày về việc tuân thủ các giá trị đầu tư, nắm giữ dài hạn cổ phiếu có chất lượng, chiến lược điều hành của buffett, buffett dạy cho bạn cách đọc báo cáo tài chính và năm dự án đầu tư kinh điển của buffett.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
sách lược đầu tư của warren buffett - phần 2
CHƯƠNG 4
Tuân thủ các giá trị đầu tư
Buffett nổi tiếng với đầu tư giá trị, khi đầu tư, ông thường có sự khảo sát về hình ảnh
toàn diện của công ty. Ông cho rằng, chỉ khi cổ phiếu của một công ty tốt bị thị trường
đánh giá thấp, thì đó mới là cơ hội tuyệt vời để đầu tư. Khi Buffett đầu tư, ông luôn
tìm những công ty có cổ phiếu tốt, có tiềm năng và khả năng tăng trưởng dài hạn, nó là
giá trị để đầu tư. Trong những năm qua, đầu tư giá trị của Buffett mang lại lợi nhuận tốt, giúp ông
được xếp hàng đầu trong số những người giàu nhất thế giới, ông cũng được coi là một trong những
nhà đầu tư lớn nhất thế giới.
1. Giá trị nội tại là cơ sở của đầu tư
Ở trường, Buffett thấm nhuần khái niệm “Cổ phiếu bao hàm giá trị nội tại“ của người thầy
Graham. Trong những hoạt động đầu tư sau này của Buffett, ông đã kế thừa, phát huy và hoàn
thiện các khái niệm của thầy mình. Buffett tin rằng, giá trị nội tại là một khái niệm rất quan trọng,
nó cung cấp phương pháp logic để đánh giá sự hấp dẫn tương đối của đầu tư và doanh nghiệp.
Giá trị nội tại được định nghĩa một cách đơn giản như sau: Đó là giá trị chiết khấu của tất cả các
dòng tiền mà một doanh nghiệp có thể sản sinh ra. Sở dĩ chúng ta đầu tư vào cổ phiếu là bởi nó có giá
trị nội tại, do đó đáng để chúng ta đầu tư.
Trong 40 năm hoạt động đầu tư chứng khoán, Buffett rất coi trọng giá trị nội tại của doanh nghiệp.
Ông tin chắc rằng, do các hành vi bất hợp lý của thị trường, nên các giá trị nội tại của cổ phiếu rất có
thể sẽ bị đánh giá quá thấp hoặc quá cao, và các giá trị hợp lý của cổ phiếu thì cuối cùng sẽ được
phản ánh trên thị trường, do vậy nếu mua vào cổ phiếu của công ty có giá trị nội tại bị đánh giá thấp,
thì nhà đầu tư có thể đảm bảo lợi nhuận.
Buffett thường theo giá trị nội tại của doanh nghiệp để đánh giá và nắm bắt tình hình của công ty,
phán đoán tình hình trong tương lai có sán lạn không. Khi ông quyết định đầu tư vào Gillette, thì các
chỉ số tài chính Gillette, bao gồm cả tỷ lệ thu nhập và tỉ lệ thu nhập trước thuế liên tục tăng cao.
Gillette không những có khả năng nâng cao giá thành sản phẩm, mà còn đảm bảo tỷ lệ thu hồi vốn
cao hơn mức trung bình, danh tiếng của công ty cũng tăng lên theo sự tăng lên của giá trị sản phẩm,
quản lý cấp cao của công ty cố gắng để giảm nợ dài hạn cho Công ty Gillette, tăng giá trị nội tại cổ
phiếu của công ty. Các hành vi trên cho thấy cổ phiếu của Gillette đáng mua, nhưng đồng thời Buffett
cũng xem xét liệu giá cổ phiếu hiện tại của Công ty Gillette có phải đã được định giá quá cao hay
không.
Cuối năm 1990, lợi tức của cổ đông Gillette là 275 triệu đô-la. Từ năm 1987 đến 1990, lợi tức của
cổ đông Gillette tăng trưởng hàng năm là 16%. Bốn năm có thể không hoàn toàn xác định được liệu
công ty có luôn tăng trưởng dài hạn được như vậy hay không, nhưng cũng là căn cứ đáng tin cậy để
tham khảo.
Năm 1991, khi đánh giá Gillette và công ty Coca-Cola, Buffett cho rằng: “Gillette và Coca-Cola là
hai công ty tốt nhất thế giới và chúng tôi tự tin trong tương lai, chúng sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh
mẽ hơn thế nữa“. Năm 1991, chính phủ Mỹ đã ban hành trái phiếu thời hạn 30 năm với mức lãi suất
hàng năm là 8,65%, Buffett vẫn giữ ý kiến riêng của mình khi cho rằng, với mức lãi suất 9% thì có thể
thấy rằng trong tương lai tốc độ tăng trưởng thu nhập của Gillette có thể sẽ nhiều hơn so với tỷ lệ lãi
của trái phiếu. Giả sử Gillette trong vòng 10 năm tới tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là
15%, 10 năm sau tăng trưởng với mức tương đối thấp là 5%, tức là tỷ lệ lãi suất trung bình sẽ là 9%,
tương đương với mức chiết khấu dành cho cổ đông ở thế kỷ XX, thì khi đó giá trị nội tại của Gillette
khoảng 16 tỷ đô-la.
Nếu tốc độ tăng trưởng của Gillette 10 năm tới giảm xuống còn 12% thì giá trị nội tại của công ty là
12,6 tỷ đô-la; nếu giảm xuống còn 10% thì giá trị nội tại còn khoảng 10 tỷ đô-la; ngay cả khi tốc độ
tăng trưởng giảm xuống còn khoảng 7% thì giá trị nội tại của nó vẫn lên đến 8,5 tỷ đô-la. Vì vậy, giá
trị nội tại của Gillette phù hợp với các điều kiện đầu tư. Buffett có niềm tin chắc chắn về triển vọng
tăng trưởng bền vững của công ty, trong sự nghiệp 40 năm đầu tư của mình, luôn không ngừng nỗ lực
khảo sát và nghiên cứu giá trị nội tại của doanh nghiệp. Vì vậy, ông có được khoản thu nhập cực lớn từ
đầu tư.
Buffett tin rằng, việc đánh giá giá trị nội tại của các cổ phiếu là vấn đề khó khăn lớn nhất, nó phải
được dựa trên tình hình phát triển kinh doanh của công ty trong tương lai. Do sự phát triển kinh doanh
của công ty trong tương lai không chắc chắn, và thời gian dự báo dài nên rất khó khăn để phán đoán
chính xác. Vì giá trị nội tại chỉ là một giá trị ước tính, không thể chính xác tuyệt đối nên việc đánh giá
giá trị nội tại là cả một môn khoa học và nghệ thuật. Tuy nhiên, việc xác định được khoảng giá trị
chính xác có vai trò lớn đối với những quyết định đầu tư chứng khoán.
Point
1. Có hai khái niệm cơ bản trong kinh tế học là giá cả và giá ...