Dù ngày nào cũng rất kỳ công chế biến và đổi món liên tục, hết thịt, cá, tôm, cua, lươn, mực... nhưng cô con gái 16 tháng tuổi của chị Hoa vẫn lười ăn và chỉ được 9 kg. Chị đưa con đi khám dinh dưỡng và ngạc nhiên khi bác sĩ bảo: Lỗi tại mẹ. Đi học nấu và cho con ăn nhé!".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sai lầm hay gặp khi nấu và cho con ăn dặm Sai lầm hay gặp khi nấu và cho con ăn dặm Dù ngày nào cũng rất kỳ công chế biến và đổi món liên tục, hết thịt, cá, tôm, cua, lươn, mực... nhưng cô con gái 16 tháng tuổi của chị Hoa vẫn lười ăn và chỉ được 9 kg. Chị đưacon đi khám dinh dưỡng và ngạc nhiên khi bác sĩbảo: Lỗi tại mẹ. Đi học nấu và cho con ăn nhé!.Thực ra, chị Hoa, Gia Lâm, Hà Nội luôn nghĩ chắccon có vấn đề về hệ tiêu hóa hay hấp thu không tốt.Chị muốn được bác sĩ kê đơn thuốc kích thích cho béăn nhiều chứ không nghĩ cách nấu của mình có vấnđề gì.Tuy nhiên, đến học lớp nấu bột, khi được bác sĩ phântích, chị mới biết vì con gầy nên gia đình cố cho cháuăn thật nhiều chất đạm, rồi mỗi bữa ăn là một cuộcchiến nhồi nhét nên càng ngày con bé càng sợ ăn.Bác sĩ Nguyễn Thị Yến, Phó trưởng khoa Dinhdưỡng, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, trườnghợp như chị Hoa rất nhiều. Hiện nay, do vừa có điềukiện kinh tế, vừa đẻ ít con nên các gia đình thườngrất quan tâm đến trẻ và luôn cố gắng đảm bảo mộtchế độ dinh dưỡng tốt nhất để bé phát triển tối ưu vềthể chất và trí tuệ.Thế nhưng, nhiều bà mẹ đầu tư rất nhiều thời gian vàcông sức vào bữa ăn cho trẻ mà bé vẫn không thíchăn và không tăng đủ cân. Lý do là họ chưa biết nấuđúng cách hoặc sai khi cho con ăn. Chính vì thế, cáccháu không thích ăn, hay nôn ói... dẫn đến còi, suydinh dưỡng hoặc hay rối loạn tiêu hóa.Theo bác sĩ Yến, tùy vào lứa tuổi và khẩu vị của từngcháu mà mẹ có thể chế biến cho phù hợp nhưng phảiđảm bảo làm sao bát bột/cháo luôn đầy đủ 4 nhómthực phẩm là chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm...), chấtbéo (dầu, mỡ), chất bột đường (bột, gạo), vitamin vàkhoáng chất (rau xanh, củ).Ngoài ra, các chất này cần được cân đối lượng vừaphải để vừa cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất,vừa giúp bé hấp thu và tiêu hóa tốt.Qua kinh nghiệm khám và điều trị các vấn đề về dinhdưỡng cho trẻ, theo bác sĩ, những sai lầm dưới đây làcác bà mẹ hiện đại hay mắc nhất:- Cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm thích hợp nhấtđể cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, có rấtnhiều bà mẹ cho con ăn bột từ khi bé mới được 3, 4tháng và nếu thấy con thích thú lại cho bé ăn nhiềungay. Lúc này khả năng tiêu hóa tinh bột của bé cònkém, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.- Bắt con ăn quá nhiều và phải ăn hết khẩu phần: Ởmỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khácnhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải. Nếubắt trẻ ăn nhiều quá, mà bữa nào cũng cố ép ăn hếtbát, bé sẽ chán và sợ ăn.- Quá ưu tiên đạm: Nhiều mẹ nấu bột cứ cho thậtnhiều thịt, cá, trứng,... và nghĩ như thế mới đủ chấtnhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rốiloạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ởtrẻ. Bát bột phải đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm.- Chỉ cho ăn nước, không ăn cái: Hiện nay ít bà mẹmắc sai lầm này hơn so với những năm trước. Tuynhiên, vẫn có chị em ninh xương, nghiền rau, xay thịtchỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con vì nghĩ nhưthế cũng đủ chất rồi hay sợ trẻ bị hóc, ói. Thực ra,các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xácthực phẩm là chính.- Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột khôngcung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễtiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan cácchất khác khiến cơ thể dễ hấp thu.- Nghiền nhuyễn mọi thức ăn: Khiến bé không đượchọc nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhậnđược mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạndo ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay.Ngoài ra, nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồicháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày,đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này,cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chấtlượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn.- Các bữa ăn kéo dài quá: Nhiều người cố bắt con ănhết bát bột, vừa ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéodài cả 1-2 tiếng. Điều này vừa làm bát bột vữa, khóăn, vừa khiến bé thêm chán. Hơn nữa bữa ăn kéo dàikhiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưakịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngàycàng không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéodài nhiều nhất là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũngnên kết thúc.Hiện nay, chiều thứ 5 hằng tuần, khoa dinh dưỡng,Viện Nhi trung ương, đều có lớp hướng dẫn các mẹthực hành nấu bột/cháo cho trẻ, đồng thời trả lờinhững thắc mắc của các mẹ về vấn đề dinh dưỡngcủa con.Tại lớp học, bác sĩ về dinh dưỡng, tiết chế sẽ thựchành giúp các mẹ cách nấu một bữa bột/cháo hoànchỉnh cho con với lượng và tỉ lệ các loại thực phẩmthích hợp cho từng lứa tuổi. Theo các bác sĩ, nên chotrẻ ăn từ lỏng đến đặc dần. Riêng với thịt, rau, cầntập cho bé ăn từ dạng mịn đến thô dần để trẻ tậpnhai. Các bà mẹ hạn chế ...