Năm 15 tuổi tôi muốn thành Dalí và tôi đã thành. Năm 25 tuổi tôi muốn trở thành họa sĩ giật gân nhất thế giới và tôi đã đạt được điều đó. Năm 35 tuổi tôi muốn xác quyết đời tôi bằng thành công và tôi đã làm được điều đó. Nay ở tuổi 45 tôi muốn vẽ một kiệt tác và cứu Hội họa Hiện đại khỏi hỗn mang và sự lười nhác. Tôi sẽ thành công! Cuốn sách này được dâng cho cuộc viễn chinh đó và tôi tặng nó cho tất cả những thanh niên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Salvador Dalí: “Đã đến lúc gọi bánh mì là bánh mì và rượu vang là rượu vang.”
Salvador Dalí: “Đã đến lúc gọi
bánh mì là bánh mì và rượu vang
là rượu vang.”
Nguyễn Đình Đăng trích dịch từ chương I cuốn “50 bí mật của tay
nghề ma thuật” của Salvador Dalí
Đề tặng
Năm lên 6 tuổi tôi muốn thành Napoléon – và đã không thành.
Năm 15 tuổi tôi muốn thành Dalí và tôi đã thành.
Năm 25 tuổi tôi muốn trở thành họa sĩ giật gân nhất thế giới và tôi đã
đạt được điều đó.
Năm 35 tuổi tôi muốn xác quyết đời tôi bằng thành công và tôi đã làm
được điều đó.
Nay ở tuổi 45 tôi muốn vẽ một kiệt tác và cứu Hội họa Hiện đại khỏi
hỗn mang và sự lười nhác. Tôi sẽ thành công! Cuốn sách này được
dâng cho cuộc viễn chinh đó và tôi tặng nó cho tất cả những thanh niên
nào có niềm tin vào hội họa đích thực.
Salvador Dalí
“Hai điều may mắn nhất có thể xảy ra đối với một họa sĩ là,
thứ nhất, là người Tây Ban Nha, thứ nhì, có tên là Salvador Dalí.
Hai điều may mắn đó đã xảy ra với tôi.”
S.D.
(7 trang đầu của chương I):
Van Gogh bị điên, tự dưng hào phóng cắt
phăng tai trái của mình bằng lưỡi dao cạo râu. Tôi cũng không bị điên,
vậy mà tôi hoàn toàn có khả năng cho phép cắt đi bàn tay trái của mình,
nhưng trong tình huống hay nhất có thể tưởng tượng được: với điều
kiện, rằng tôi phải được quan sát trong 10 phút Vermeer xứ Delft đang
ngồi vẽ trước giá vẽ của ông. Thậm chí tôi còn có khả năng hơn thế
nữa, vì tôi cũng sẵn sàng cho cắt luôn tai phải, và thậm chí cho cắt cả
hai tai của tôi, miễn là tôi được biết công thức chính xác của hợp chất
tạo nên dung dịch quý giá mà chính ông Vermeer đó, duy nhất của duy
nhất (tôi không gọi là siêu phàm bởi ông là người có tính người nhất
trong tất cả các họa sĩ), đã dùng để nhúng đầu bút vẽ tuyệt hiếm vào –
dung dịch mà tôi không hề nghi ngờ là rất phổ biến, thường nhật, thay
vì quý giá, vào thời của ông, thành phần thông dụng trong các xưởng
vẽ vào thời hoàng kim của nghệ thuật, nhưng trong thời kỳ suy đồi
nghệ thuật đầy u ám và sa đọa của chúng ta ngày hôm nay, đã trở thành
một viên ngọc lỏng bí hiểm mà có dùng tất cả vàng trên thế giới cũng
không hy vọng chuộc lại được, bởi một lẽ đơn giản là không tồn tại
những công thức của “chất“ mà các họa sĩ xưa kia đã dùng để vẽ nên
các tác phẩm bất tử của mình. Mọi giả thuyết của các chuyên gia vĩ đại
nhất về vấn đề này chỉ dẫn đến các cuộc tranh cãi tàn bạo và những
mâu thuẫn hiển nhiên ngày càng trở nên trầm trọng.
Điều này nghe có vẻ như một sự cường điệu hóa điển hình nữa kiểu
Dalí, tuy vậy đó là một sự thực hoàn toàn khách quan: vào năm 1948
(năm xuất bản cuốn sách này – N.D.) một số người trên thế giới đã biết
sản xuất bom nguyên tử, nhưng không một người nào trên quả đất này,
ngày hôm nay, lại biết thành phần của dung dịch bí hiểm – “chất” mà
anh em Van Eyck hay Vermeer xứ Delft đã nhúng bút vào để vẽ.
Không ai biết – thậm chí đến tôi cũng không
biết! Sự vắng bóng một công thức chính xác của thời đại đó để có thể
hướng dẫn chúng ta, và việc không một phân tích hóa học hay vật lý
nào có thể giải nghĩa cho chúng ta ngày hôm nay “những cái lẫm liệt
không cân đong đo đếm được” trong “việc vẽ tranh” của các bậc thầy
thời xưa đã khiến những người đương thời của chúng ta cho rằng và tin
rằng người xưa có những bí mật mà họ bo bo giấu kín một cách cuồng
tín. Tôi nghiêng về phía tin vào điều ngược lại, rằng những công thức
như vậy vào thời đó chắc chẳng có gì là bí mật, được dùng rất thường
xuyên trong cuộc sống của tất các các họa sĩ như một phần của truyền
thống liên tục trong kinh nghiệm hàng ngày, đến mức những bí mật
như thế đã được dạy lại hầu như hoàn toàn qua truyền miệng, chẳng ai
buồn ghi chép lại, hoặc nếu có đi chăng nữa thì cũng chỉ ghi lại bằng
một mẩu chì than nhàm chán mà các bậc thầy đã dùng để vẽ bao thiên
thần có cánh vô danh rồi lại xóa đi.
Vậy nên, không có một tí ti điên khùng nào khi tuyên bố, như tôi đang
làm, rằng nếu ta nhỏ được một giọt chất lỏng mà Vermeer xứ Delft đã
dùng để vẽ, lên một đĩa cân của chiếc cân công lý hội họa, ta phải
không một giây ngần ngại vứt lên đĩa cân bên kia của chiếc cân đó cái
tai trái của Van Gogh, bàn tay trái của Salvador Dalí, cùng một số
lượng lớn lục phủ ngũ tạng các loại, kể cả nhạy cảm nhất, chụp giật hú
họa từ những cơ thể bị phanh phui tanh bành nhất của các họa sĩ hiện
đại. Và nếu tất cả cái đống thịt tươi sống vừa cắt đó không đủ – tôi rất
ngờ như vậy – để “cân bằng cán cân”, thì ta phải không ngần ngại thêm
vào hai bàn tay nặng ịch của Paul Cézanne thống thiết. Bởi vì con
người đáng thương đó, mặc dù có tham vọng tuyệt vời và cực kỳ đáng
ngưỡng mộ là “vẽ như Poussin từ thiên nhiên” và nhờ đó sẽ trở thành
bậc thầy và kiến trúc sư vĩ đại của thiên nhiên, đã chỉ trở thành một ông
thợ thủ công kiểu Tân Platon, cho nên, thay vì khai trương các cung
điện vĩnh hằng cho các hoàng tử của trí tuệ, ông chỉ có khả năng dựng
nên những túp lều khiêm tốn, nhiều lắm chỉ có thể dùng làm nơi ẩn náu
cho những kẻ phóng túng rách rưới của mỹ thuật hiện đại, những kẻ
thường qua đêm dưới gầm cầu và biết dăm ba yếu tố của hội họa ấn
tượng sau vài mùa hè được khai hóa về thẩm mỹ. Bởi cuốn sách này
bàn về trả lại công lý trong hội họa, nó sẽ rất tàn bạo đối với hội họa
hiện đại, và nếu chúng ta kính trọng vô biên sự ương bướng đầy bi kịch
của Cézanne, nỗi đau khổ cổ điển rất đỗi chân thực của ông, các tham
vọng thanh cao của ông, chúng ta không hề nuối tiếc, ngay từ phần đầu
cuốn sách này, mà cắt phăng hai bàn tay vụng về của ông như chúng ta
vừa làm, bởi lẽ thực chất tất cả những gì mà ông đã tạo ra, ông cũng có
thể đạt được bằng hai bàn chân của mình!
“Chủ nghĩa Hậu Cézanne” đã xây dựng mọi
sự vụng về và khiếm khuyết của Cézanne thành một hệ thống và vẽ ...