San Cha Chải
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 168.88 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Muốn biết thế nào là San Cha Chải, mình phải leo dốc cật lực một ngày trời. Một ngày ròng gánh cực lên non, nhưng lên tới nơi mình cảm thấy ngay là được đền bù. Trời mở toang tám cánh cửa cho mình phóng tầm mắt thỏa sức. Mình nhìn thấy sông Hồng một vệt lênh láng nơi lưng trời xa. Nhìn xuống phố huyện nhà cửa xúm xít như một bãi nấm, mình nghĩ mà buồn cười: Giá có thang dây tụt xuống, chắc chưa kịp sôi ấm nước, mà đi chân thì phải tận tối mịt. Gần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
San Cha Chảivietmessenger.com Ma Văn Kháng San Cha Chải(Giải đặc biệt Cây bút vàng)Muốn biết thế nào là San Cha Chải, mình phải leo dốc cật lực một ngày trời. Một ngày rònggánh cực lên non, nhưng lên tới nơi mình cảm thấy ngay là được đền bù. Trời mở toang támcánh cửa cho mình phóng tầm mắt thỏa sức. Mình nhìn thấy sông Hồng một vệt lênh lángnơi lưng trời xa. Nhìn xuống phố huyện nhà cửa xúm xít như một bãi nấm, mình nghĩ màbuồn cười: Giá có thang dây tụt xuống, chắc chưa kịp sôi ấm nước, mà đi chân thì phải tậntối mịt. Gần đấy mà xa đấy, xa đấy mà gần đấy, đến hay!San Cha Chải, tiếng Quan Thoại, dịch ra Việt ngữ là Thôn Ba Nhà. San Cha Chải nay đã bachục hộ, mà không khí vẫn heo hút như thời khởi thủy. Nơi đây, cỏ ngải tàn rồi cỏ ngải lạixanh như câu hát hết câu hát lại bắt đầu. Nơi đây cỏ ngải bị chân ngựa giẫm bốc mùi thơmtinh dầu nằng nặng. Nơi đây, hoa tục đoạn nở và tam thất rừng mọc nhơ nhởn cho riêng nó.Không khí thanh sạch mùi hoa lá. Yên bình như thời mở đất, chó nhà thiu ngủ trong nắng,chỉ hậm hực đánh hơi nếu có con thú lạ về. San Cha Chải không biết khóa sắt khóa đồng,chỉ lấy hai thanh gỗ gài bắt chéo, để ngăn gà nhà vào bới bếp mỗi khi vắng chủ. Nơi đây, gàrừng ăn lẫn gà nhà. én làm tổ đầu hồi. Nơi đây, trâu thả rông, mắt chưa thấy màu gì hơnmàu chàm đen, màu lá rừng xanh, nên khi thấy thầy giáo Tính người miền xuôi mặc cái áotrắng toát như kẻ lạc bước tới đây, chúng liền lổm ngổm chống chân đứng dậy từ vũng đầm,hồng hộc chạy ra, giương hai cánh sừng nhọn. Thầy giáo Tính cười: Thế nào, không chotao đến lập trường dạy trẻ con học à?. Hiểu tiếng người, trâu San Cha Chải liền quay lui,mặt gằm gằm ngượng nghịu. Mấy tháng đầu, chưa có trường lớp, chưa có học trò, cất cáiáo trắng duy nhất, thầy giáo Tính đánh bộ quần áo nâu dấn bùn khâu tay kiểu ta đi vác nướccho ông Mo Chúng nấu rượu. Rượu nấu bằng ngô. Ðược nước đầu, ông Mo Chúng biếuthầy một chai. Thầy tợp một hớp, kè lưỡi, kêu: Rượu này một chén ba ngày say xỉn, chỉ biếtlấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu. Rượu này, rơi một giọt xuống đất, giun ngửi say lử đử.Gà rừng gà nhà ăn phải giun này, cơn say mê mết truyền sang cả người ăn tiết canh nó. MoChúng gật gù: Thầy biết người biết của, xứng đáng bậc sư phụ đấy! Rượu này được thế vìngô ở đây bẩm thụ khí trời thanh cao, vì nước nguồn chảy ra từ lòng đất sâu thanh khiết, vìngười nấu, người chuyên nước chưa vong thân.Mo Chúng sáu mươi tuổi, đang lập vườn thuần phục cây tam thất rừng, giàu có tiền bạc vàtrí khôn là nhà thông thái, bậc thánh triết dân gian, nói đúng quá về giọt nước ở San ChaChải.Nước ở San Cha Chải quý lắm. Trong suốt, mỗi giọt lóng lánh như hạt bạc, nhưng nó phuntừ lòng đất lên thì trôi tuột theo dốc đi. Một người Kinh thứ hai sau thầy giáo Tính, là cán bộthủy lợi, lên San Cha Chải mới giữ lại được. Cái giếng xây vuông vức mỗi bề ba bước chân,trong trơn láng, ngoài gắn mạch cẩm quy, như cái kho kiên cố giữ báu vật, lúc nào cũng ămắp nước. Mo Chúng nói: Nước ở dưới sâu nước không có ích. Nước muốn có ích phảichuyển động lên khỏi mặt đất. Muốn hữu ích phải làm việc.Mo Chúng tuổi cao mà lúc nào cũng luôn tay luôn chân. Thầy giáo Tính hết việc, gọi trẻ contới lớp lại, dắt trâu kéo cây gỗ dẻ vè dựng trường sở. Mọi người đều làm việc. Cái giếngnước cũng làm việc. Nó cho người, ngựa, gà vịt nước để họ ăn uống tắm giặt. Nó còn làmcái gương soi. Lòng trong văn vắt nên nó soi gì cũng tỏ. Những đám mây trắng bay qua ngóxuống. Mấy đàn thiên nga đi tránh rét qua cũng liệng một vòng nhìn xuống. Mọi người tronglàng đều đến lấy nước, soi mình. Các cô gái tới. Các em học sinh lớp một của thầy Tính tới.Hết trai khôi ngô Tráng A Lừ, Lý A Tếnh, đến gái xinh xẻo Seo Say, Seo Mùa. Phải để MoChúng giục: Soi xem có đạt cái tước hiệu làm người chưa?, Pao mới tới. Pao tới sau cùngvì ngượng ngập, vì thấy mình to phộp, trời cho sức vóc thân thể hơn hẳn bạn bè mà lại ngồicùng lớp. Chỉ thoáng qua một chút, Pao đã hiện lên trọn vẹn. Trên mặt gương nước, Paotròn trĩnh, mặt sáng như cái mâm bạc, nét mắt, nét mày, phân minh như nét vẽ, không mảymay tư dục, tà niệm, lại ngác ngơ như ngọn măng mới chồi khỏi đất. Mo Chúng nói : Bằngtuổi Pao, thằng Tủa đã biết đi cướp gái rồi đấy!. Tủa là anh trai Pao, có lớn có khôn, haimươi hai tuổi đã là công an xã. Tủa đen cháy. Mặt soi trong nước vẫn thấy đỏ lừng bao hammuốn.Cả San Cha Chải chỉ có một người không tới giếng soi mặt. Ðó là Cư A Cấu, người quê đâuđó, một buổi chợ huyện tan thấy bà góa Lý Cài dẫn về cùng ăn cùng ở. Cấu lẻo khoẻo, dadẻ quánh chắc, mặt như ám khói. Mo Chúng nói: Cấu đâu có phải đứt dây trên trời rơixuống! Ông nó theo bọn Cờ trắng làm thổ phỉ cướp đường bị Tây bắt. Bố nó đón đường giếtngười buôn, lấy vàng bạc, bị Chính phủ ta bỏ tù. Nó là đứa lêu lổng, chuyên trộm cắp vặt ởbên Pa Cheo Phìn. Buồn cho bà góa Cài quá. Xưa, có hồi ở đội văn nghệ hát bài Mùa xuânhoa nở, họa mi còn đòi há ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
San Cha Chảivietmessenger.com Ma Văn Kháng San Cha Chải(Giải đặc biệt Cây bút vàng)Muốn biết thế nào là San Cha Chải, mình phải leo dốc cật lực một ngày trời. Một ngày rònggánh cực lên non, nhưng lên tới nơi mình cảm thấy ngay là được đền bù. Trời mở toang támcánh cửa cho mình phóng tầm mắt thỏa sức. Mình nhìn thấy sông Hồng một vệt lênh lángnơi lưng trời xa. Nhìn xuống phố huyện nhà cửa xúm xít như một bãi nấm, mình nghĩ màbuồn cười: Giá có thang dây tụt xuống, chắc chưa kịp sôi ấm nước, mà đi chân thì phải tậntối mịt. Gần đấy mà xa đấy, xa đấy mà gần đấy, đến hay!San Cha Chải, tiếng Quan Thoại, dịch ra Việt ngữ là Thôn Ba Nhà. San Cha Chải nay đã bachục hộ, mà không khí vẫn heo hút như thời khởi thủy. Nơi đây, cỏ ngải tàn rồi cỏ ngải lạixanh như câu hát hết câu hát lại bắt đầu. Nơi đây cỏ ngải bị chân ngựa giẫm bốc mùi thơmtinh dầu nằng nặng. Nơi đây, hoa tục đoạn nở và tam thất rừng mọc nhơ nhởn cho riêng nó.Không khí thanh sạch mùi hoa lá. Yên bình như thời mở đất, chó nhà thiu ngủ trong nắng,chỉ hậm hực đánh hơi nếu có con thú lạ về. San Cha Chải không biết khóa sắt khóa đồng,chỉ lấy hai thanh gỗ gài bắt chéo, để ngăn gà nhà vào bới bếp mỗi khi vắng chủ. Nơi đây, gàrừng ăn lẫn gà nhà. én làm tổ đầu hồi. Nơi đây, trâu thả rông, mắt chưa thấy màu gì hơnmàu chàm đen, màu lá rừng xanh, nên khi thấy thầy giáo Tính người miền xuôi mặc cái áotrắng toát như kẻ lạc bước tới đây, chúng liền lổm ngổm chống chân đứng dậy từ vũng đầm,hồng hộc chạy ra, giương hai cánh sừng nhọn. Thầy giáo Tính cười: Thế nào, không chotao đến lập trường dạy trẻ con học à?. Hiểu tiếng người, trâu San Cha Chải liền quay lui,mặt gằm gằm ngượng nghịu. Mấy tháng đầu, chưa có trường lớp, chưa có học trò, cất cáiáo trắng duy nhất, thầy giáo Tính đánh bộ quần áo nâu dấn bùn khâu tay kiểu ta đi vác nướccho ông Mo Chúng nấu rượu. Rượu nấu bằng ngô. Ðược nước đầu, ông Mo Chúng biếuthầy một chai. Thầy tợp một hớp, kè lưỡi, kêu: Rượu này một chén ba ngày say xỉn, chỉ biếtlấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu. Rượu này, rơi một giọt xuống đất, giun ngửi say lử đử.Gà rừng gà nhà ăn phải giun này, cơn say mê mết truyền sang cả người ăn tiết canh nó. MoChúng gật gù: Thầy biết người biết của, xứng đáng bậc sư phụ đấy! Rượu này được thế vìngô ở đây bẩm thụ khí trời thanh cao, vì nước nguồn chảy ra từ lòng đất sâu thanh khiết, vìngười nấu, người chuyên nước chưa vong thân.Mo Chúng sáu mươi tuổi, đang lập vườn thuần phục cây tam thất rừng, giàu có tiền bạc vàtrí khôn là nhà thông thái, bậc thánh triết dân gian, nói đúng quá về giọt nước ở San ChaChải.Nước ở San Cha Chải quý lắm. Trong suốt, mỗi giọt lóng lánh như hạt bạc, nhưng nó phuntừ lòng đất lên thì trôi tuột theo dốc đi. Một người Kinh thứ hai sau thầy giáo Tính, là cán bộthủy lợi, lên San Cha Chải mới giữ lại được. Cái giếng xây vuông vức mỗi bề ba bước chân,trong trơn láng, ngoài gắn mạch cẩm quy, như cái kho kiên cố giữ báu vật, lúc nào cũng ămắp nước. Mo Chúng nói: Nước ở dưới sâu nước không có ích. Nước muốn có ích phảichuyển động lên khỏi mặt đất. Muốn hữu ích phải làm việc.Mo Chúng tuổi cao mà lúc nào cũng luôn tay luôn chân. Thầy giáo Tính hết việc, gọi trẻ contới lớp lại, dắt trâu kéo cây gỗ dẻ vè dựng trường sở. Mọi người đều làm việc. Cái giếngnước cũng làm việc. Nó cho người, ngựa, gà vịt nước để họ ăn uống tắm giặt. Nó còn làmcái gương soi. Lòng trong văn vắt nên nó soi gì cũng tỏ. Những đám mây trắng bay qua ngóxuống. Mấy đàn thiên nga đi tránh rét qua cũng liệng một vòng nhìn xuống. Mọi người tronglàng đều đến lấy nước, soi mình. Các cô gái tới. Các em học sinh lớp một của thầy Tính tới.Hết trai khôi ngô Tráng A Lừ, Lý A Tếnh, đến gái xinh xẻo Seo Say, Seo Mùa. Phải để MoChúng giục: Soi xem có đạt cái tước hiệu làm người chưa?, Pao mới tới. Pao tới sau cùngvì ngượng ngập, vì thấy mình to phộp, trời cho sức vóc thân thể hơn hẳn bạn bè mà lại ngồicùng lớp. Chỉ thoáng qua một chút, Pao đã hiện lên trọn vẹn. Trên mặt gương nước, Paotròn trĩnh, mặt sáng như cái mâm bạc, nét mắt, nét mày, phân minh như nét vẽ, không mảymay tư dục, tà niệm, lại ngác ngơ như ngọn măng mới chồi khỏi đất. Mo Chúng nói : Bằngtuổi Pao, thằng Tủa đã biết đi cướp gái rồi đấy!. Tủa là anh trai Pao, có lớn có khôn, haimươi hai tuổi đã là công an xã. Tủa đen cháy. Mặt soi trong nước vẫn thấy đỏ lừng bao hammuốn.Cả San Cha Chải chỉ có một người không tới giếng soi mặt. Ðó là Cư A Cấu, người quê đâuđó, một buổi chợ huyện tan thấy bà góa Lý Cài dẫn về cùng ăn cùng ở. Cấu lẻo khoẻo, dadẻ quánh chắc, mặt như ám khói. Mo Chúng nói: Cấu đâu có phải đứt dây trên trời rơixuống! Ông nó theo bọn Cờ trắng làm thổ phỉ cướp đường bị Tây bắt. Bố nó đón đường giếtngười buôn, lấy vàng bạc, bị Chính phủ ta bỏ tù. Nó là đứa lêu lổng, chuyên trộm cắp vặt ởbên Pa Cheo Phìn. Buồn cho bà góa Cài quá. Xưa, có hồi ở đội văn nghệ hát bài Mùa xuânhoa nở, họa mi còn đòi há ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
San Cha Chải truyện ngắn văn học hiện đại văn học Việt Nam câu chuyện quê hương truyện ngắn của Ma Văn KhángGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 339 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 254 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 224 0 0 -
91 trang 180 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 165 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 148 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 136 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 130 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 122 0 0