Danh mục

Sản phẩm văn hóa - du lịch thực cảnh “Chợ ma Định Yên” (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) từ góc nhìn văn hóa đại chúng, công nghiệp văn hóa

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 688.06 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Sản phẩm văn hóa - du lịch thực cảnh “Chợ ma Định Yên” (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) từ góc nhìn văn hóa đại chúng, công nghiệp văn hóa" tiếp cận sản phẩm văn hóa - du lịch thực cảnh Chợ ma Định Yên từ góc nhìn Văn hóa đại chúng (Popular Culture), Công nghiệp văn hóa (Cultural Industries) vốn không tách rời nhau, theo hướng phân tích văn bản (textual analysis) (“đọc” show thực cảnh như một văn bản (text) “tạo ra nghĩa (meaning) thông qua các thực hành biểu đạt” (Chris Barker, 2008: 490)), qua đó rút ra hàm ý cần thiết, có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản phẩm văn hóa - du lịch thực cảnh “Chợ ma Định Yên” (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) từ góc nhìn văn hóa đại chúng, công nghiệp văn hóa SẢN PHẨM VĂN HÓA - DU LỊCH THỰC CẢNH “CHỢ MA ĐỊNH YÊN” (HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP) TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG, CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Huỳnh Nguyễn Phúc Thịnh1 Tóm tắt: Thực cảnh Chợ ma Định Yên là nỗ lực lẫn kỳ vọng của chính quyền và người dân địa phương huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp trong việc tạo ra sản phẩm văn hóa - du lịch độc đáo, khác biệt. Thực cảnh tái hiện chợ chiếu vang bóng một thời mà dân gian gọi là “chợ ma” - nét văn hóa chợ, văn hóa giao thương đặc trưng của địa phương đã bị mai một, gắn kết chặt chẽ với Di tích quốc gia đình Định Yên, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề dệt chiếu truyền thống Định Yên, Định An. Trên cơ sở quan sát tham dự, thu thập thông tin sơ cấp kết hợp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp, có so sánh một số trường hợp như Tinh hoa Bắc Bộ (Hà Nội), Ký ức Hội An (Quảng Nam), nghiên cứu chỉ ra: Từ góc nhìn Văn hóa đại chúng (Popular Culture), thực cảnh Chợ ma Định Yên nổi bật các thủ pháp Spectacle (Cảnh quan, trình diễn hoành tráng, đa dạng, tạp kỹ), Nostalgia (Hoài niệm, Hoài nhớ, Hoài cổ), và Occultism (Huyền bí) làm nên sức hấp dẫn, thành công của nó; đồng thời, chứa đựng Tâm thức “tự hào, mong muốn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống địa phương”. Từ góc nhìn Công nghiệp văn hóa (Cultural Industries), tập trung phương diện du lịch văn hóa, thực cảnh Chợ ma Định Yên khai thác rõ nét yếu tố văn hóa trong phát triển du lịch nhưng với tư duy “đặt văn hóa lên trước kinh tế”, phát huy vai trò chủ thể văn hóa của cộng đồng; đồng thời, gợi mở khả năng hội tụ, tích hợp, liên kết, phát triển giữa/với các lĩnh vực công nghiệp văn hóa khác trong tương lai. Từ khóa: Sản phẩm du lịch, di sản văn hóa, văn hóa đại chúng, công nghiệp văn hóa.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính thức ra mắt vào cuối tháng 9/2023 tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, thựccảnh Chợ ma Định Yên là sản phẩm văn hóa - du lịch2 tái hiện chợ chiếu vang bóngmột thời mà dân gian gọi là “chợ ma”, vốn là tập quán sinh hoạt đặc trưng của địaphương đã bị mai một. Thực cảnh gắn kết chặt chẽ với Di tích kiến trúc nghệ thuậtquốc gia Đình Định Yên và nhất là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề dệt chiếutruyền thống Định Yên, Định An3. Đây là nỗ lực lẫn kỳ vọng của chính quyền vàngười dân địa phương trong việc theo đuổi hướng đi độc đáo, khác biệt, giữa bối cảnh1 Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.2 Cách gọi “sản phẩm văn hóa - du lịch” đúng như nó được giới thiệu ở buổi họp báo ra mắt. Đình Định Yên (có từ thế kỷ XIX) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 2139/3 QĐ-BVHTTDL ngày 6/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề dệt chiếu ở xã Định Yên, Định An đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống theo Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày 9/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 687sản phẩm, dịch vụ du lịch tại tỉnh nhà nói riêng và cả khu vực Đồng bằng sông CửuLong nói chung còn hạn chế và trùng lặp. Ở Việt Nam đã có nghiên cứu phân tích các show thực cảnh hiện hình thành đượcthương hiệu như Tinh hoa Bắc Bộ (Hà Nội), Ký ức Hội An (Quảng Nam) - vốn là sảnphẩm du lịch do tư nhân đầu tư (Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội, Công ty Cổphần Gami Hội An) (Nguyễn Khánh Ngọc, 2018); song với thực cảnh Chợ ma ĐịnhYên - vốn do chính quyền và người dân địa phương cùng thực hiện thì, còn rất mớimẻ - hiện chỉ có các bài báo, tạp chí đưa tin về sự kiện ra mắt sản phẩm, hầu như thiếuvắng trong các tài liệu học thuật hiện có. Là một nghiên cứu định tính, trên cơ sở quansát tham dự, thu thập thông tin sơ cấp tại buổi họp báo ra mắt sản phẩm1, kết hợp phântích, tổng hợp tài liệu thứ cấp, nghiên cứu này tiếp cận sản phẩm văn hóa - du lịchthực cảnh Chợ ma Định Yên từ góc nhìn Văn hóa đại chúng (Popular Culture), Côngnghiệp văn hóa (Cultural Industries) vốn không tách rời nhau, theo hướng phân tíchvăn bản (textual analysis) (“đọc” show thực cảnh như một văn bản (text) “tạo ra nghĩa(meaning) thông qua các thực hành biểu đạt” (Chris Barker, 2008: 490)), qua đó rút rahàm ý cần thiết, có ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn.2. KHÁI QUÁT VỀ THỰC CẢNH CHỢ MA ĐỊNH YÊN VÀ NHỮNG PHÂN TÍCH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠICHÚNG, CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA2.1. Khái quát về sản phẩm văn hóa - du lịch thực cảnh Chợ ma Định Yên Nằm tả ngạn sông Hậu, vùng đất Định Yên về mặt hành chính hiện là hai xã ĐịnhYên, Định An của huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, từ lâu nổi tiếng với nghề dệt chiếutruyền thống lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phần lớn tài liệu trước đây(Lê Thị Thanh Yến, Phan Mạnh Nhân, 2020) nói nghề dệt chiếu Định Yên có lịch sửkhoảng 100 năm; song theo nghiên cứu mới nhất, có thể khẳng định mốc thời gian nàylà hơn 200 năm2. Không chỉ có làng nghề lâu đời, cho sản phẩm chiếu đa dạng, chấtlượng, tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu, vùng đất Định Yên thế kỷ trước vẫn tồntại “chợ ma” không giống bất kỳ loại chợ nào khác, song nay không còn. Kỳ thực, đólà chợ chiếu chuyên bán chiếu và phụ liệu nghề chiếu. Bà Nguyễn Thị Nhanh, Chủtịch UBND huyện Lấp Vò cho biết: Trước đây, người dân mang chiếu đến chợ để bánnhỏ lẻ. Đặc biệt, chợ chỉ nhóm họp ban đêm, thời điểm không cố định, phụ thuộc con Tác giả có dịp tham gia buổi họp báo vào chiều tối ngày 29/9/2023 tại Đình Định Yên, xã Định Yên,1 huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; cũng như xem thực cảnh Chợ ma Định Yên diễn ra ngay sau đó. Xin chân thành cảm ơn chuyên gia du lịch Phan Yến Ly đã tạo điều kiện cho chúng tôi dự sự kiện này. Ý kiến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: