Danh mục

SĂN SÓC THEO DÕI BỆNH NHÂN SỐC BỎNG VÀ BỎNG NẶNG

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.37 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thân nhiệt: - Vị trí đo: + Nách. + Hậu môn. + Dưới lưỡi. Nhiệt độ hậu môn, nhiệt độ dưới lưỡi phản ánh trung thành nhiệt độ trung tâm hơn. - Chỉ số: bình thường 36o5-37o. - Sốt: khi To37o theo dõi các vấn đề sau: + Tính chất sốt: Nếu sau thay băng: rét run, thường do đau. Nếu sốt rét run thành cơn: đề phòng sốt rét và nhiễm khuẩn huyết. Biết sốt do phản ứng dịch. Nếu sốt xu hướng tăng ®cần xử lý sớm. + Mức độ sốt: cao khi To39o. Cần hạ nhiệt.. + Các biện pháp: Báo bác sỹ. Để nơi thoáng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SĂN SÓC THEO DÕI BỆNH NHÂN SỐC BỎNG VÀ BỎNG NẶNG SĂN SÓC THEO DÕI BỆNH NHÂN SỐC BỎNG VÀ BỎNG NẶNG I. THEO DÕI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN (THEO CÁC CƠ QUAN) 1. Toàn thân: 1.1. Thân nhiệt: - Vị trí đo: + Nách. + Hậu môn. + Dưới lưỡi. Nhiệt độ hậu môn, nhiệt độ dưới lưỡi phản ánh trung thành nhiệt độ trung tâm hơn. - Chỉ số: bình thường 36o5-37o. - Sốt: khi To>37o theo dõi các vấn đề sau: + Tính chất sốt: Nếu sau thay băng: rét run, thường do đau. Nếu sốt rét run thành cơn: đề phòng sốt rét và nhiễm khuẩn huyết. Biết sốt do phản ứng dịch. Nếu sốt xu hướng tăng ®cần xử lý sớm. + Mức độ sốt: cao khi To>39o. Cần hạ nhiệt.. + Các biện pháp: Báo bác sỹ. Để nơi thoáng đãng, cởi bỏ bớt quần áo. Chườm lạnh: nơi có các mạch máu dưới da lớn: hai bên cổ (ĐM cảnh), hai bên bẹn (ĐM đùi), hai bên nách (ĐM mạch). Xoa cồn vào vùng da lành. - Lưu ý có thể gặp thân nhiệt hạ: cần xử lý ủ ấm, lò sưởi... 1.2. Da niêm mạc: Các biểu hiện - Cần phát hiện biểu hiện thiếu oxy nặng: môi tím hoặc da ni êm mạc nhợt nhạt xử lí sớm. - Xuất huyết dưới da, tình trạng dễ chảy máu (khi chọc, khi tiêm). Nốt ecthyma: xuất huyết mụn mủ hay gặp nhiễm khuẩn huyết do mủ xanh. - Da vàng, nước tiểu vàng: cần phát hiện sớm, phải nghĩ tới: + Viêm gan nhiễm độc. + Tan máu. + Viêm ga virus. ®Trong khi chờ đợi chẩn đoán xác định, cần có chế độ cách li: buồng riêng, dụng cụ thay băng, bơm tiêm riêng. 1.3. Cân nặng: Là căn cứ quan trọng tính tổng l ượng dịch truyền, đặc biệt quan trọng với trẻ em cần theo dõi hàng ngày, nhất là giai đoạn sốc. - Khi bỏng nặng, sốc: Trọng lượng có xu hướng giảm. - Khi cân nặng tăng: Đề phòng thừa dịch ®phù nề biểu hiện rõ ở vùng mặt (trẻ em), nặng có thể OAP (phù phổi cấp) ®cần báo bác sỹ. - Liên quan tới cân nặng: phát hiện tình trạng phù nề toàn thân: + Do thiểu dưỡng: da, niêm mạc nhợt, rõ viền chi, mềm. + Do truyền dịch. + Không tính các bệnh lý khác. 1.4. Các trạng thái khác a. Co giật: - Là một cấp cứu. Cần xử lý ngay (vì dẫn tới ngừng thở, tổn thương sâu sắc thần kinh trung ương do thiếu O2) thường gặp ở trẻ em. + Báo bác sỹ. + Để nơi thoáng, giữ yên tĩnh, tránh thăm khám nhiều. + Thở O2. - Phát hiện nguyên nhân. + Do sốt cao: hay gặp ở trẻ em. Cần nhanh chóng hạ nhiệt bằng các biện pháp thông thường (nói trên). + Do bệnh lý tổn thương não: thường do thiếu nước điện giải. + Do uốn ván: cần phát hiện, l ưu ý các triệu chứng ban đầu như cứng hàm, khó nói, khó nuốt. + Co giật do động kinh: không sốt, hỏi kĩ tiền sử. + Do hạ đường huyết: nhất là ở trẻ em, cho bệnh nhân uống hoặc tiêm đường là hết ngay triệu chứng. - Theo dõi: + Tính chất co giật: từng phần hoặc toàn bộ. + Thời gian co giật. - Xử lý thuốc. + Chủ yếu an thần. + Gacdenal - thuốc ngủ. + Thuốc mê. + Điều trị nguyên nhân. b. Vã mồ hôi, chân tay lạnh: - Gặp trong sốc, trong nhiễm độc.... biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật ti ên lượng thường nặng. - Có thể ở giai đoạn sốt lui, nhất là khi dùng thuốc hạ sốt. - Xử lý: + Cần lưu ý và hướng dẫn lau sạch. + Lưu ý ở trẻ em phòng gây cảm lạnh, viêm phổi. 2. Tâm thần kinh: phát hiện các biểu hiện: - Li bì, ức chế. - Cuồng sảng, vật vã, kích thích. Nếu trong giai đoạn sốc là mức độ nặng. Trong giai đoạn sau: cần đề phòng nhiễm khuẩn huyết. - Lưu ý khi bệnh nhân đột ngột tỉnh táo, không bình thường, mắt long lanh, đòi ăn... ®phòng nhiễm khuẩn huyết. 3. Tuần hoàn: 3.1. Mạch: - Vị trí bắt mạch: các động mạch dưới da (thái dương, mu chân...) lưu ý mạch bẹn, nách, cổ tay (quay), cánh tay... - Bình thường: Người lớn 60-90 chu kỳ/1. Ở trẻ em: nhanh hơn tuỳ theo tuổi. - Theo dõi mạch: + Chu kỳ. + Trương lực mạch: căng, nảy sốc cương, khoẻ. Mạch yếu, xẹp, vô mạch tiên lượng nặng. Nhất là khi động mạch lớn (cảnh, bẹn) mờ xấu. 3.2. Huyết áp: - Kỹ thuật đo: Xem lại bài giảng cơ bản. - Vị trí đo: + Đo ở động mạch cánh tay: Trên nếp gấp khuỷu 1-2cm, đặt ống nghe mặt trước trong (nơi động mạch cánh tay đi). + Đo ở động mạch khoeo chân: đặt ống nghe đúng chính giữa nếp khoeo. - Chỉ số bình thường: + Người trưởng thành: Max: 9-14Kpas. Min: 6-8 Kpas. + Trẻ em: Thay đổi theo tuổi: Max: 80 + 2n (n: số tuổi). + Già: 100 + n (n: tuổi). - Bệnh lý. + Khi huyết áp cao: Bệnh nhân cao huyết áp. Truyền nhiều dịch. Sốc cương, đau đớn (sau thay băng). Đặc biệt khi huyết áp cao ở trẻ em cần báo Bác sỹ xử lý sớm. + Khi huyết áp thấp: Sốc mất bù. Thiếu dịch điện giải hoặc thiếu dịch keo. Trong bỏng cần duy trì huyết áp mức bình thường bảo đảm có nước tiểu. 4. Hô hấp: 4.1. Quan sát da và niêm mạc: nếu tím tái ® thiếu O2 nặng. 4.2. Theo dõi tần số hô hấp: + Bình thường: Người lớn 15-20 chu kỳ/phút, trẻ em thay đổi tuổi. + Bệnh lý. Thở nhanh nông. Đặc biệt khi tần số > 50 chu kỳ/phút ® suy hô hấp cấp. Phải báo bác sỹ kịp thời vì là cấp cứu. Thở chậm nông. Rối loạn hô hấp có chu kỳ, thở ngáp cá ® gi ...

Tài liệu được xem nhiều: