Cá dĩa có tên khoa học là Symphysodon sp thuộc lớp Osteichthyes, bộ Percifosmes, họ Cichlidae (họ cá rô), giống Symphysodon aequifasciata; có nguồn gốc xuất xứ từ vùng thượng và trung lưu sông Amazon thuộc Brasil (Nam Mỹ).Cá dĩa được phân thành 4 loại chính: Loại thứ nhất là Heckel discus (Symphysodon discus), tiếng Việt gọi là cá đĩa đỏ. Thân có 9 sọc chạy ngang, xuất phát từ phần đầu ngang qua mắt đến cuống đuôi. Trong đó các sọc 1, 5, 9 được nhìn thấy rõ nhất. Thân có màu đỏ cam, miệng và dìa các vi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản xuất giống cá dĩa Sản xuất giống cá dĩa Cá dĩa có tên khoa học là Symphysodon sp thuộc lớp Osteichthyes, bộPercifosmes, họ Cichlidae (họ cá rô), giống Symphysodon aequifasciata; cónguồn gốc xuất xứ từ vùng thượng và trung lưu sông Amazon thuộc Brasil(Nam Mỹ). Cá dĩa được phân thành 4 loại chính: Loại thứ nhất là Heckel discus(Symphysodon discus), tiếng Việt gọi là cá đĩa đỏ. Thân có 9 sọc chạy ngang, xuấtphát từ phần đầu ngang qua mắt đến cuống đuôi. Trong đó các sọc 1, 5, 9 đượcnhìn thấy rõ nhất. Thân có màu đỏ cam, miệng và dìa các vi màu đỏ hoặc trên đầuvà dìa các vây màu đỏ sẫm. Loại thứ 2 tiếng Việt gọi là dĩa nâu Brown discus(Symphysodon aequifasciata axelrodi) thân có màu nâu, sọc chính, sọc đứng, vâycó màu xanh da trời, các vằn dọc chỉ có ở vi lưng, trán, và vi hậu môn. Loại thứ 3tiếng Việt gọi là dĩa xanh da trời Blue discus (Symphysodon aequifasciataharaldi), có tài liệu gọi là dĩa nâu đỏ. Loại này tương tự như dĩa xanh lá cây nhưngsọc có màu xanh sáng, thân có màu đỏ hoặc nâu đỏ. Cuối cùng là loại dĩa xanh lácây Green discus (Symphysodon aequifasciata aequifasciata) trên thân có màuxanh lá cây, các sọc có màu nâu đậm hơn các màu trên thân, đây là loài cá quýhiếm. Về tính ăn, cá con mới nở bám vào giá thể, tuổi cá con lúc này tương đương3 ngày tuổi. Sau 3 ngày tuổi, cá con tách rời giá thể, bám lên mình bố mẹ chúng,ăn chất nhờn do cá bố mẹ tiết ra. Chất nhờn này được ví như nguồn sữa có hàmlượng dinh dưỡng cao, mà cho đến nay chưa tìm ra được loại thức ăn nào có chấtlượng và hiệu quả sử dụng tương đương để thay thế. Thời gian ăn chất nhờn trên mình cá bố mẹ kéo dài từ 15 - 18 ngày và tùythuộc rất nhiều vào kỹ thuật nuôi, có khi ngắn hơn hoặc dài hơn thời gian trên. Sauthời gian ăn chất nhờn, thức ăn tiếp theo của cá con là bo bo, con đỏ (Moina) hoặctrùn muối (Artemia). Cá từ 1 tháng tuổi đến trưởng thành ăn các loại thức ăn nhưtrùn chỉ (Tubifex), thịt bò, tép đồng… Trong sản xuất giống cá, đến ngày tuổi thứ6, tập cho cá con quen với việc sử dụng Moina, Artemia, đến ngày tuổi thứ 14, 15tách riêng cá con, nhằm tránh ảnh hưởng đến thể trạng, sức khỏe của cá bố mẹ.Chủ động giúp cá bố mẹ mau hồi phục sức lực, đủ thời gian nuôi vỗ tái phát dục,chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo được tốt hơn. Về đặc điểm sinh trưởng, trứng sau 60 giờ ở nhiệt độ 30 độ C hoặc 65 - 72giờ ở nhiệt độ 26 - 28 độ C trứng sẽ nở. Sau 3 ngày, cá bột đạt chiều dài thân từ2,5 - 3,0 mm. Thường từ 24 - 25 giờ sau khi cá bố mẹ đẻ trứng, có thể đánh giá tỉlệ trứng thụ tinh. Trứng thụ tinh có màu trắng trong hoặc trắng xám, vàng, trứngkhông thụ tinh có màu trắng đục. Cá con 5 - 6 tuần tuổi có chiều dài 24 - 25 mm,sau 3 tháng tuổi dài 60 - 70 mm. Màu sắc xuất hiện đầy đủ khi cá con đạt 5 - 6tháng tuổi. Riêng đặc điểm sinh sản, cá thành thục, sinh sản lần đầu khi đạt độ tuổitừ 10 - 12 tháng. Tuy nhiên tốt nhất nên cho cá sinh sản lần đầu ở độ tuổi 1,5 năm trở lên.Thời gian tái thành thục (đẻ lại) phụ thuộc vào chất lượng nuôi vỗ, và sức khỏe cábố mẹ. Có khi chỉ vài ngày, nhưng có khi kéo dài cả tháng trời hoặc hơn. Cá có độtuổi già, thời gian tái thành thục kéo dài hơn, trung bình hơn 25 ngày, và số lầnsinh sản trong năm giảm xuống, trung bình chỉ còn khoảng 3 - 7 lần/năm. Sức sinhsản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi và mùa sinh sản… Lứa đẻ đầu thường150 - 200 trứng, các lần đẻ sau số trứng tăng dần lên, tối đa khoảng 700 trứng. Cá đẻ quanh năm nhưng vào mùa lạnh đẻ ít hơn và tỉ lệ trứng ung hư nhiềuhơn. Cá dĩa thuộc loài đẻ trứng dính, trứng hình tròn, đường kính trung bình từ 0,7- 0,8 mm, màu trắng ngà, trứng dính trên giá thể. Để có một cặp cá bố mẹ tốt, cầnchọn cặp cá hậu bị có màu sắc đặc trưng, thân hình tròn, cân đối. Đối với cá dĩaviệc phân biệt đực - cái rất khó khăn, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ, dưới 7 thángtuổi hoặc chưa đến tuổi sinh sản. Khi cá đến tuổi sinh sản thường có hiện tượng bắt cặp, ghép đôi giữa haicon khác giới tính. Thường cặp cá đã ghép đôi sẽ tách đàn, sở hữu một vùng lãnhthổ riêng biệt trong hồ, đánh dạt những con còn lại trong bầy về một phía. Cầntách riêng những cặp cá này, bố trí sang hồ kiếng khác để nuôi vỗ riêng, tạo điềukiện cho những cặp khác sớm hình thành. Cũng có thể mua những cặp cá đãtrưởng thành làm cá hậu bị mang đi nuôi vỗ, tuy nhiên cách này đòi hỏi người muaphải nắm rõ được lai lịch, tính tình của cặp cá và mất khá nhiều thời gian để thuầndưỡng cặp cá theo mong muốn. Dụng cụ nuôi vỗ thường là hồ kiếng kích thước trung bình dài 50 - 60 cm,ngang 35 - 40 cm, cao 35 - 40 cm, với kích thước hồ trên bố trí nuôi vỗ một cặpcá, mức nước trong hồ cao từ 40 - 45 cm. Nguồn nước nuôi vỗ cá dĩa nên chọn độcứng (DH) trung bình nhỏ hơn 3 (< 3 ), độ phèn (pH) từ 6,0 - 6,5, nhiệt độ trungbình 28 - 30 độ C, sục khí liên tục. Thức ăn trong gi ...