Danh mục

Sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 763.82 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lường trước được các cơ hội cũng như khó khăn thách thức của bối cảnh quốc tế chung, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước sẽ chủ động hơn trong việc thay đổi để thích nghi, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ về kinh tế - chính trị - xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao phó. Bài viết này tập trung vào phân tích điển hình của các doanh nghiệp nhà nước. Đó là 10 tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Phan Minh Đức1, ThS. Dương Ngọc Anh2 (1),(2) Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị Quốc gia HCM Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một bước tiến trong việc ứng dụng các tiến bộ đột phá của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật số vào quá trình sản xuất trong nhiều lĩnh vực và đời sống xã hội. Với tình hình của Việt Nam, CMCN 4.0 sẽ có những tác động mạnh mẽ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm các tập đoàn kinh tế Nhà nước (TĐKTNN). Sự chuyển đổi sản xuất theo hướng số hóa sẽ mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi các TĐKTNN cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chiến lược; tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tái cơ cấu, cổ phần hóa; đồng thời sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin, hợp tác nhằm thích nghi và đứng vững trước sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh toàn cầu. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, hiện đại và phù hợp với tình hình mới, cần mạnh mẽ và quyết liệt trong thực thi các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các TĐKTNN, góp phần thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, nền công nghiệp 4.0, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, tập đoàn kinh tế 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (CMCN 1.0) sử dụng năng lượng của hơi nước để chạy các động cơ nhằm cơ khí hóa nền sản xuất của loài người. Cuộc CMCN 2.0 lại sử dụng động cơ đốt trong và máy móc chạy điện để phục vụ nhu cầu sản xuất hàng loạt của nền kinh tế. CMCN 3.0 chuyển hướng từ sản xuất hàng loạt sang sự cá biệt hóa sản phẩm một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua ứng dụng các hệ thống công nghệ thông tin tự động hóa (Raphael Kaplinsky và Charles Cooper, 2005). Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 được xây dựng dựa trên các thành tựu của CMCN 3.0 cộng với một cuộc cách mạng số hóa, với sự kết hợp của thành tựu trong nhiều lĩnh vực công nghệ, xóa nhòa biên giới giữa thế giới vật chất, thế giới số và thế giới sinh học (Klaus Schwab, 2016). Điều này có nghĩa lực lượng sản xuất của xã hội đang dần thay đổi một cách sâu sắc với những công cụ lao động mới và một mối quan hệ sản xuất chưa từng có tiền lệ đối với loài người. Sự kết hợp giữa các thế giới như đã đề cập đem lại những sáng tạo, ý tưởng mới về kinh doanh trong cách thức con người sống, làm việc và đáp ứng nhu cầu của mình. Sự thật này đem lại cả thách thức lẫn cơ hội cho sự phát triển của các quốc gia. Đối với Việt Nam, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã nhấn mạnh lại vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước bên cạnh việc nhận thức đúng về kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước được coi là giữ những vị trí then chốt của nền kinh tế và là lực lượng vất chất quan trọng của kinh tế nhà nước nói chung. Do đó, chúng ta không thể bỏ qua những tác động có thể có của cuộc CMCN 4.0 lên hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế chủ đạo này trong thời gian sắp tới. Lường trước được các cơ hội cũng như khó khăn thách thức của bối cảnh quốc tế chung, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước sẽ chủ động hơn trong việc thay đổi để thích nghi, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ về kinh tế - chính trị - xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao phó. Bài viết này tập trung vào phân tích điển hình của các doanh nghiệp nhà nước. Đó là 10 tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 126 2. Khái niệm và đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Theo định nghĩa trên của GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cuộc CMCN 4.0 liên quan đến việc sử dụng tích hợp công nghệ số với các bước đột phá trong nhiều lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, chế tạo robot, vạn vật kết nối, phương tiện tự lái, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, tích trữ năng lượng và công nghệ máy tính lượng tử nhằm thay đổi cách con người sinh sống, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm của nền kinh tế. Khái niệm này còn được đưa ra bởi nhiều tổ chức, doanh nghiệp và học giả trên thế giới dưới góc nhìn riêng của họ. Một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới, McKinsey, cho rằng CMCN 4.0 là sự số hóa trong sản xuất với những cảm biến được gắn trong hầu hết các bộ phận cấu thành của sản phẩm, sự số hóa đối với các trang thiết bị sản xuất, những hệ thống sản xuất thực - ảo (cybe ...

Tài liệu được xem nhiều: