Danh mục

Sản xuất sạch hơn – hướng đi mới trong phát triển công nghiệp tại Thái Nguyên theo quan điểm phát triển bền vững

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.25 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để đảm bảo sự phát triển bền vững, sản xuất kinh tế cần phải gắn liền với các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ, tạo đà tăng trưởng để trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại trước năm 2020. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của sản xuất, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang đặt ra cho Thái Nguyên nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thực sự trở thành công cụ quản lý hiệu quả về kinh tế, tạo ra những lợi ích xã hội và môi trường cho các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản xuất sạch hơn – hướng đi mới trong phát triển công nghiệp tại Thái Nguyên theo quan điểm phát triển bền vững Nguyễn Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 169 - 173 SẢN XUẤT SẠCH HƠN - HƢỚNG ĐI MỚI TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI THÁI NGUYÊN THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Hằng*, Nguyễn Văn Huân Trường Đại học CNTT và Truyền thông – ĐH Thái Nguyen TÓM TẮT Để đảm bảo sự phát triển bền vững, sản xuất kinh tế cần phải gắn liền với các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ, tạo đà tăng trưởng để trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại trước năm 2020. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của sản xuất, vấn nạn ô nhiễm môi trường đang đặt ra cho Thái Nguyên nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thực sự trở thành công cụ quản lý hiệu quả về kinh tế, tạo ra những lợi ích xã hội và môi trường cho các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Từ khoá: Sản xuất sạch hơn, bền vững, môi trường, công nghiệp, ô nhiễm.  MỞ ĐẦU Đi đôi với phát triển kinh tế, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đang là vấn đề đặt ra nhiều thách thức đối với cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường đối với phát triển bền vững, trong những năm qua, Thái Nguyên đã chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt là 3 năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của hợp phần Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp của CPI (Consumer Price Index: Chỉ số giá tiêu dùng), gồm các chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch về bảo vệ môi trường giai đoạn 2005 - 2010, Sở Công thương Thái Nguyên đã phối hợp triển khai với các doanh nghiệp trên địa bàn và đã thu được những kết quả khả quan, tạo nền tảng vững chắc trong công tác bảo vệ môi trường theo hướng bền vững. Những mô hình đầu tiên áp dụng Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ở Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Quan niệm về Sản xuất sạch hơn Sản xuất sạch hơn (Cleanner Production - CP) là việc cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài  nguyên thiên nhiên, phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. SXSH bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. Ðối với sản phẩm, SXSH làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. Hợp phần SXSH trong công nghiệp ra đời nhằm mục đích xây dựng chiến lược Quốc gia về sản xuất sạch trong công nghiệp; tổ chức đào tạo về sản xuất sạch cho các đối tượng cán bộ quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn; xây dựng hướng dẫn sản xuất sạch cho các ngành công nghiệp; tiến hành các dự án trình diễn về SXSH tại các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Thọ và Bến Tre. Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Ðiều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Sản xuất sạch hơn chú trọng đến việc thay đổi nhận thức, cải tiến công nghệ và phương thức quản lý cũng như áp dụng các phương pháp sản xuất (know - how) để sản xuất đạt hiệu quả cao. Tel: 0987 118 078,Email: nthang100483@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 169 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Thị Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp Áp dụng Sản xuất sạch hơn sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng và nguồn nước, giúp họ tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào. Không những thế, nó còn giúp giảm các chi phí liên quan đến thải bỏ và xử lý rác thải. Từ đó, sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, doanh thu và chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn sức khỏe trong sản xuất. Vì vậy, uy tín của doanh nghiệp và mối quan hệ với cộng đồng xã hội được nâng cao. SXSH có thể đạt được thông qua việc quản lý nội vi tốt, thu hồi tái chế và tái sử dụng các phế phẩm tại chỗ, thay thế các nguyên vật liệu đầu vào bằng các loại thân thiện với môi trường cùng với việc thay đổi công nghệ, thiết bị nhằm giúp quy trình sản xuất có hiệu quả hơn, giảm thiểu rác thải gây ô nhiễm. Ðối với quá trình sản xuất: SXSH bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Ðối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Ðối với dịch vụ: ...

Tài liệu được xem nhiều: