Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Văn

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.02 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề xây dựng một nền giáo dục mới phù hợp với giai đoạn cách mạng mới đã trở thành vấn đề bức thiết được đặt ra cho toàn xã hội nói chung, cho ngành giáo dục-đào tạo nói riêng. Môn văn trong nhà trường THPT có một vai trò đặc biệt trong việc hình thành nhân cách và những phẩm chất tư duy cho học sinh nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại trong mục tiêu đào tạo con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Văn Tên đề tài:MỘT VÀI KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 1A/ PHẦN MỞ ĐẦU. I/BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Vấn đề xây dựng một nền giáo dục mới phù hợp với giai đoạn cách mạng mớiđã trở thành vấn đề bức thiết được đặt ra cho toàn xã hội nói chung, cho ngành giáodục-đào tạo nói riêng. Môn văn trong nhà trường THPT có một vai trò đặc biệt trong việc hình thànhnhân cách và những phẩm chất tư duy cho học sinh nhằm đáp ứng những yêu cầu củathời đại trong mục tiêu đào tạo con người. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn văncũng có một vị trí quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành khoahọc xã hội và nhân văn. Do vậy, thời gian qua, việc đổi mới phương pháp dạy và họcvăn cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn văn đã được ngành giáo dục-đào tạo, các trường chuyên, các trường trung học phổ thông hết sức quan tâm. Bồi dưỡng nhân tài là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng màđất nước và thời đại giao phó cho ngành giáo dục. Mỗi nhà trường, mỗi người thầyđược nhận và phải nhận lấy nhiệm vụ đó như một vinh quang lại vừa như một tháchthức lớn nhất trong nghề nghiệp của mình.II/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”- (Phạm VănĐổng). Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là đã thể hiện lòng yêu nghề, yêungười. Mục tiêu quan trong của ngành giáo dục là giáo dục nhân cách, đào tạo nhân tàicho đất nước. Một trong những niềm vui, niềm tự hào nhất của giáo viên là đào tạo vàbồi dưỡng được những học sinh giỏi các cấp. Để có được những học sinh đạt giảitrong các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh thìcông lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. 2 Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc thù riêng. Phươngpháp dạy và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thếnào cho tốt, dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trởcủa mỗi giáo viên dạy văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cầnphải chuẩn bị kĩ lưỡng mới có thể dạy tốt và mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiếtdạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn nhiều. Công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng tất đỗi vinh dự cho người giáo viên khitham gia bồi dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũngluôn đặt ra là làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt nhất trong thời gian 7 tuần ônluyện ngắn ngủi? Làm sao để các em phát huy hết năng lực của mình trong một thờigian làm bài 180 phút ấn định? Làm thế nào để công lao vất vả của thầy và trò khôngbị uổng phí? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân các em và thành tíchtrong nhà trường? Những câu hỏi ấy chính là động lực thúc đẩy người giáo viên phảiluôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép. Điểm khác biệt căn bản giữa dạy học sinh giỏi và dạy học sinh đại trà là ở chỗ:dạy học sinh giỏi phải sâu hơn, kĩ hơn; trong đó, cần giúp các em lí giải vấn đề mộtcách đầy đủ hơn. Như vậy điều quan trọng nhất trong việc bồi dưỡng học sinh giỏikhông phải chỉ là tăng thời lượng bài giảng, mà chủ yếu là ở chất lượng giảng dạy…Muốn dạy học sinh giỏi cần kiên trì, nỗ lực cập nhật kiến thức, không có kiến thức thìkhông thể dạy được học sinh giỏi. Dạy học sinh giỏi, phần lí luận văn học phải dạy kĩ hơn học sinh đại trà. Bởi lẽ,đây chính là kiến thức công cụ để học sinh có thể hiểu sâu hơn, lí giải xác đáng hơncác hiện tượng văn học. Dạy lí luân văn học cho học sinh theo hai hướng: Cung cấp 3thêm hoặc củng cố thêm một số khái niệm lí luận văn học; vận dụng những hiểu biếtvề lí luận để lí giải các hiện tượng văn học thường xuyên xuất hiện trong các bài học. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bồi dưỡng học sinh giỏi là bồidưỡng phương pháp tư duy, phương pháp học văn, nói cụ thể hơn là phương pháp làmbài, cách vận dụng kiến thức…Đây là công việc khó khăn, không những đối với ngườihọc mà đối với cả người dạy. Bởi thế, kết quả dạy học sinh cách vận dụng kiến thức,cách làm bài là những căn cứ khá tin cậy để đánh giá trình độ và tay nghề của thầygiáo dạy học sinh giỏi. Để đạt được một số thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vănmỗi giáo viên lựa chọn những phương pháp phù hợp và vận dụng linh hoạt theo cáchriêng của mình. 11 năm liền nhận nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi văn của trườngTHPT Long Thạnh là 11 năm tôi có học sinh giỏi đạt giải của tỉnh, trong đó có 2 nămcó học sinh giỏi đạt giải quốc gia. Vì vậy, năm nay tôi mạnh dạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: