Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.01 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để học sinh củng cố chắc chắn, nhận thức đúng đắn và có cách làm hiệu quả đối với dạng đề này, bản thân xin đưa ra sáng kiến “Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ……. 1. Tên sáng kiến: Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luậnxã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổthông (THPT) Quốc gia. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy bộ môn Ngữ văn. 3. Mô tả sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trong những năm gần đây, cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văncó sự thay đổi, cụ thể đối với câu Nghị luận xã hội, từ một bài văn thành mộtđoạn văn với chủ đề liền mạch và logic với câu Đọc - hiểu. Điều này mang đếnrất nhiều thuận lợi. Trước hết giúp học sinh giảm đi áp lực làm bài vì tâm lí sợviết văn của số đông, thêm nữa các em ít nhiều tiếp cận được vấn đề khi thựchiện các yêu cầu Đọc - hiểu. Song song với đó, các em lại vấp phải nhiều khó khăn đặt ra, làm sao mớilà một đoạn văn? viết như thế nào vừa đúng trọng tâm vừa đảm bảo dung lượng?Phải mở đoạn như thế nào? Cần làm rõ điều gì ở vấn đề mà đề bài đặt ra?…Thậm chí nhiều em chỉ thể hiện suy nghĩ đơn giản theo như yêu cầu câu hỏi,vậy là xong! Chính vì thế, để học sinh củng cố chắc chắn, nhận thức đúng đắn và cócách làm hiệu quả đối với dạng đề này, bản thân xin đưa ra sáng kiến “Biệnpháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm gópphần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Góp phần nâng cao hiệu quả viết đoạn văn nghịluận xã hội trong đề thi THPT Quốc gia - Nội dung giải pháp: Qua thực tế giảng dạy của bản thân xin đề xuất cácbiện pháp cụ thể như sau: 3.2.1. Các bước khi làm câu nghị luận xã hội 3.2.1.1. Bước 1. Đọc kỹ đề Theo như đề thi mẫu – phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bàiđọc hiểu để làm đề thi viết đoạn văn 200 chữ (cũng có khi là không). Nếu đềNLXH mà nằm trong đọc hiểu thì trước hết các em phải đọc kỹ bài đọc hiểu,nắm được cốt lõi nội dung, từ đó xem đề nghị luận 200 chữ họ yêu cầu mình bànvề vấn đề gì? Nhất là phải xác định được vấn đề đó thuộc về Tư tưởng đạolý hay Hiện tượng đời sống. Gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng của đề bài. Điều này giúp học sinhhọc ý thức chắc về vấn đề, vừa giúp các em sai lệch nội dung khi làm bài. Chẳnghạn: “Suy nghĩ anh (chị) về tính trung thực” và “Làm rõ vai trò của tính trung 1thực đối với thành công của mỗi người”, trọng tâm sẽ khác nhau, nếu tiếp xúckhông kĩ các em dễ sai lệch khi viết. Nên viết đoạn theo cấu trúc Tổng – Phân – Hợp để đủ ý và rõ ràng (đoạnvăn viết theo kiểu diễn dịch) 3.2.1.2. Bước 2. Xây dựng câu mở đoạn Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 1-2 câu (Trong đó câu tổng – chứa đựngthông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao) 3.2.1.3. Bước 3. Xây dựng thân đoạn Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơngiản) Bàn luận: + Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minhtừng ý lớn, ý nhỏ. + Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kểchuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng) + Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình. 3.2.1.4. Bước 4. Viết kết đoạn Viết kết đoạn: Liên hệ bản thân nghĩ như thế nào và sẽ làm gì để phù hợp,để đúng với hiện tượng hoặc tư tưởng đã nêu trên. 3.2.2. Nắm vững cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội 3.2.2.1. Đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý Mở đoạn: Nêu tư tưởng trong đề bài: Giới thiệu thẳng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu (1 - 2 câu) Thân đoạn: - Giải thích vấn đề: Giải thích ngắn gọn nội dung tư tưởng được đưa ratrong đề bài. (1 - 2 câu) - Bàn luận về vấn đề: (5 – 7 câu) + Nêu biểu hiện cụ thể của tư tưởng + Ý nghĩa, tác dụng của tư tưởng (Để làm gì? Vì sao?) + Lật ngược vấn đề: Bàn về những biểu hiện trái ngược. Kết đoạn văn nghị luận: Bài nhận thức và hành động (1 đến 2 câu) - Nhận thức đúng đắn về vấn đề vừa bàn luận - Hành động: Rút ra hành động (liện hệ) cụ thể cho bản thân Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩcủa anh/chị về câu trả lời của Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu: “Con tôilà con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống đểphục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội”. Dàn ý: Mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề. Khẳng định đây là câu nói đúng, có nhiềuý nghĩa. Thân đoạn: - Giải thích: con người thì phải tự kiếm sống: con người khi bước vào đờiphải biết sống tự lập. Không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà 2còn phải góp phần thúc đẩy xã hội: Sống tự lập đem lại lợi ích cho bản thân vàxã hội. Ý cả câu nói: Khuyên con người phải ý thức trách nhiệm của bản thân,lấy lao động làm động lực để làm nên cuộc sống cá nhân và làm thay đổi xã hội. - Bàn luận: Sống tự lập giúp tăng cường sự tự tin trong việc tự quyết địnhnhiều vấn đề cho bản thân mà không cần phụ thuộc vào người khác. Có tự kiếmsống, tự làm ra đồng tiền bằng mồi hôi, nước mắt, con người mới quý trọngđồng tiền và khi còn đi học thì cố gắng hết mình. Học vì đó là mục tiêu cốt yếucho bản thân chứ không phải miễn cưỡng hay vì cha mẹ. Có tự kiếm sống, conngười mới nếm trải những khó khăn thử thách, biết rút ra nhiều kinh nghiệm đểbước tiếp. Như thế, con người sẽ có được nhiễu kĩ năng sống, tự tin, bản lĩnh,biết xử lí nhiều tình huống trước cuộc sống muôn màu, đa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: