Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả qua dự án Hệ thống nước nóng lạnh dùng ánh nắng mặt trời

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 820.42 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp đồng nghiệp có phương pháp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn, giúp phong trào nghiên cứu khoa học của trường nói chung của của tỉnh nhà nói riêng phát triển cả chất và lượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả qua dự án Hệ thống nước nóng lạnh dùng ánh nắng mặt trời SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG THCS-THPT PHÚ TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 20 tháng 1 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụngI- Sơ lược lý lịch tác giả:- Họ và tên: Nguyễn Phạm Tuân. Nam, nữ: nam- Ngày tháng năm sinh: 1983- Nơi thường trú: Phú Thọ - Phú Tân – An Giang- Đơn vị công tác: THCS-THPT Phú Tân- Chức vụ hiện nay: TTCM- Trình độ chuyên môn: ĐHSP- Lĩnh vực công tác:giảng dạyII. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:1. Tóm tắt tình hình đơn vị 1.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của BGH nhà trường - Đầu vào lớp 10 được cải thiện: NV1 với điểm chuẩn 17 điểm, NV2 điểm sàn 19.5đ. - Phòng bộ môn được trang bị khá đầy đủ cho khối THPT và đạt chuẩn 06/06P. - Chất lượng ổn định và nâng dần, bước đầu tạo uy tín đối với PHHS và địa phương. 1.2. Khó khăn. - Đầu vào của K6 vẫn tiếp tục có chất lượng thấp. - Học sinh có sổ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỉ lệ cao. Trong số học sinh trên, học sinh có hoàn cảnh, cha mẹ ly hôn, làm ăn xa gửi con cho ông, bà, người thân khá cao. Điều này ảnh hưởng đến công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. - Tình hình về phòng học gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu.2. Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Giải pháp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa họchiệu quả qua dự án “ Hệ thống nước nóng lạnh dùng ánh nắng mặt trời”. - Lĩnh vực: chuyên mônIII. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trang 1 Trong vài năm gần đây phong trào NCKH (nghiên cứu khoa học) ở trường THCS và THPT Phú Tân được chú trọng. Số lượng và chất lượng các đề tài tham dự cuộc thi ngày càng nhiều và chất lượng hơn. Kỹ năng học tập, làm việc nhóm, lập luận, trình bày…của học sinh được cải thiện, góp phần thúc đẩy việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay; tạo sân chơi mới lý thú, bổ ích, hấp dẫn; bồi dưỡng cho học sinh kể cả giáo viên kỹ năng phương pháp NCKH; hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường, giúp học sinh biết vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen sớm với NCKH. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh tham gia những sân chơi sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở trường còn khiêm tốn, hạn chế. Điển hình trong năm học 2016-2017 có 3 dự án dự thi, năm học 2017-2018 có 4 dự án . Trong khi Sở GD ĐT An giang qui định trường phổ thông được 6 dự án. Điều này cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa thể hiện hết tầm vóc, sự thông minh, sáng tạo của học sinh. Sự phát triển của phong trào NCKH chưa đều khắp giữa các môn, các lĩnh vực và chưa thật sự bền vững. Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nên phong trào NCKH còn hạn chế. Một phần do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt năng việc học và thi cử, phần lớn các em tập trung việc học là chính. Chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút giáo viên, học sinh tham gia NCKH. Bên cạnh đó, việc “nhóm lửa” phát huy khả năng khám phá, tư duy độc lập, sáng tạo và NCKH ở học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế, rào cản. Số lượng, chất lượng các đề tài chưa phát huy tiềm năng trí tuệ, sáng tạo của học sinh, một số học sinh chưa hứng thú với NCKH, thậm chí một số ít em được phỏng vấn vẫn còn chưa biết đến sân chơi khoa học bổ ích này tạo ra là cho mình (cho rằng sân chơi này là của đội học sinh giỏi và của giáo viên). Học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong xác định ý tưởng, lựa chọn đề tài và thời gian giành cho NCKH. Ngoài ra, một số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp NCKH từ đó dẫn đến tâm lý ngại hướng dẫn NCKH cho học sinh, thiếu niềm tin vào công tác NCKH của các em; Thiếu các cơ chế, chính sách tạo động lực và nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động NCKH của học sinh. Tâm lý một số phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia hoạt động NCKH vì e sợ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích.2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Để hoạt động NCKH của học sinh trường THCS và THPT Phú Tân được nâng cao và phát triển bền vững. Tôi nhận thấy giáo viên hướng dẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại của dự án. Khi giáo viên có phương pháp đúng đắn, hiệu quả thì dự án NCKH của học sinh đạt kết quả cao trong cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: