Nhật ký Trại sáng tác – workshop “Dưới mái Nhà Sàn” Chỉ còn hơn hai ngày nữa là kết thúc workshop (tạm gọi là trại sáng tác) “Dưới mái Nhà Sàn” và gần 70 nghệ sĩ đến từ 15 nước trên thế giới (các khu vực ASEAN, Á, Âu, Mỹ) sẽ đưa ra những tác phẩm hoàn thiện của họ với công chúng Hà Nội. Tôi có một tường thuật bằng ảnh ngắn, chỉ để vui vui về chuyện bếp núc sáng tác của các nghệ sĩ trong một số ngày tôi được hân hạnh có mặt ở đây… Đúng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng tác, Tối tác… vô cùng sôi động! Sáng tác, Tối tác… vô cùng sôi động!Nhật ký Trại sáng tác – workshop “Dưới mái Nhà Sàn”Chỉ còn hơn hai ngày nữa là kết thúc workshop (tạm gọi là trại sángtác) “Dưới mái Nhà Sàn” và gần 70 nghệ sĩ đến từ 15 nước trên thếgiới (các khu vực ASEAN, Á, Âu, Mỹ) sẽ đưa ra những tác phẩm hoànthiện của họ với công chúng Hà Nội. Tôi có một tường thuật bằng ảnhngắn, chỉ để vui vui về chuyện bếp núc sáng tác của các nghệ sĩ trongmột số ngày tôi được hân hạnh có mặt ở đây… Đúng 5h30 chiều 26tháng 10, tất cả số tác phẩm dưới đây sẽ được bày trong lễ khai mạc tạiTrường Đại học Văn hóa Hà Nội, 418 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.Trân trọng kính mời khán giả đến thưởng lãm!*Đua chính trị thì có hơn thiệt sống chết, đua kinh tế thì có lỗ lãi, đua thểthao thì có… huy chương và bầm dập. Xét vậy, chẳng có cuộc đua nàolành mạnh hơn… đua nghệ thuật, vì cái còn lại là tác phẩm cho ngườixem được hưởng, mà chẳng ai phải sứt đầu mẻ tai gì. Tôi nghĩ vậy khithích thú đi lượn qua hết các khu nhà ở và sáng tác của các nghệ sĩ ởtrại “Đất Mường 2”. Gọi tên workshop này là Dưới mái Nhà Sàn thậtchẳng khác gì gọi tên đàn ông… là Nam, đàn bà là Nữ. Vì tất cả mọiviệc xảy ra là dưới mái nhà sàn thật. Về cách làm nghệ thuật kiểuworkshop, thì hình như nghệ sĩ ta thời trước ít quen làm việc như vậy.Họ quen sáng tác ở xưởng, một mình rồi đem tranh đi bày. Chỉ trongvòng hơn chục năm gần đây, giao lưu, hợp lưu văn hóa càng ngày càngnhiều, một số họa sĩ trung niên tháo vát, một số họa sĩ trẻ năng động vàhoạt khẩu mới hay đi “trại sáng tác quốc tế” ở nhiều khu vực trên thếgiới. Kiểu trại sáng tác quốc tế này cũng có nhiều thể thức khác nhau,từ vài ngày cho đến vài tháng ăn dầm nằm dề. Có lẽ là vui vẻ và hầuhết trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết thêm về thế giới khác vừa giống tavừa khác biệt qua những con người cụ thể, cá tính điển hình của thếgiới đó, điều đó mang lại những cảm thức thực là nhân văn. Như mộtnghệ sĩ nói vui là: “Đi để biết thế giới này rộng lớn, ta thật là một hạtcát, chẳng là gì/ Đi để cũng biết thêm là tuy thế giới này quá rộng lớn,ta thật là rất rất nhỏ bé như hạt bụi, nhưng…bố mày éo sợ!”Về mặt sáng tác hội họa, thực ra nếu có điều kiện như một số nơi, thìmỗi (hoặc vài ba họa sĩ) có một xưởng vẽ riêng, vì như tôi nói trong bài‘Võ lâm đại hội’ xứ Mường… năm ngoái thì “dễ hiểu thôi, vẽ là mộthoạt động cô đơn và phải có không gian riêng, làm chỗ đông người nóira nói vào như ruồi khó mà bình lặng nội tâm để vẽ hay được”. Thếnhưng với tính chất “dân chủ nhà sàn”, “dân chủ gầm sàn” đã được“định nghĩa” năm ngoái, thì đời sống trên Mường là vậy, các nghệ sĩ từta đến Tây, Tàu, Đông Nam Á đều vui vẻ được sống trên nhà sàn vàdân chủ sáng tác… dưới gầm sàn bên cạnh nhau. Thực là khi đang sángtác (viết lách, vẽ vời) có người khác đến dòm lom lom mình thì rất làkhông khoái. Thế nhưng ở đây thế giới đại đồng “dân chủ gầm sàn”,mọi người đều thế cả nên cũng chẳng sao. Tôi lạm quyền làm phóngviên, đi chụp ảnh lung tung, ngó các họa sĩ “giở ngón, ra chiêu” màthấy rất thú vị, chợt nghĩ “ông mà là Picasso thì chết với ông”. Chẳnglà nghe đâu hình như có chuyện các họa sĩ ở đồi Mông–mác thời đó aicũng sợ Pi đến thăm xưởng. Vì họa sĩ nào sau khi được Pi (thời ấy làThời kỳ lam của ông thì phải, và ông cũng chưa nổi tiếng lắm) ghéthăm thì họa sĩ nào có “chiêu” hay, vài tháng sau sẽ thấy nó biến thành“chiêu” của Pi, mà lại còn làm hay hơn, đáo để hơn. Họa sĩ đầu tiênnghĩ ra những ngón đó chỉ còn nước khóc… tiếng Mán, có khi lại cònbị bảo là “cóp”của Pi cũng nên. Chính Pi sau này cũng có một câu nổitiếng, đưa ra ngoài bìa sách hẳn hoi. Dịch đại ý là: “Những gì thiên hạ(nhân loại) bỏ quên (hay đánh rơi). Thì tôi thuổng lấy” (chữ“thuổng” là dịch chính xác từ chữ “steal” đấy nhé). Tất nhiên câu nàycó thể hiểu theo ý tử tế khác là: Tôi lớn vì tôi được đứng trên vai nhữngngười khổng lồ, xây dựng việc của riêng tôi trên những thành quả đã cócủa nhân loại, chẳng hạn vậy. Nhưng nói mồm thì Pi chỉ nói đúng cóthế, và tôi cũng hiểu nghĩa đen sì thế thôi, cho đơn giản!Nào bây giờ xem ảnh:I. Chuyện hội họaHai họa sĩ người Âu đang vẽ “dưới mái nhà sàn”Và họ đang vẽ gì đây? Hãy thử chơi trò đặt tên tranh cho những gì nhìnthấy. Tôi thấy bác họa sĩ đầu hói, tóc trắng này đang phác thảo một cáilá khoai thì phải (bức đặt dưới đất).Nữ họa sĩ này đang rắc cát lên tranh, có một chiếc laptop nhỏ đặt đểnhìn. À, hóa ra chị đang sáng tác lại một bức tranh đã có của mình chứkhông nhìn ra hiện thực xung quanh.Còn đây chắc là một bức đã vẽ xong, bằng chất liệu mực đổ loang vàcát khô. Lúc chụp ảnh thì tôi chưa nhìn ra hình gì, lúc về xem lại ảnhthì thấy đó là một chiếc áo váy dài, được vẽ theo phương pháp đổ loangkhông dùng bút nét. Cũng vui nhỉ?Dưới gầm sàn nhà Lang là khu sáng tác của các họa sĩ Indonesia. Nóichung nhìn tranh các họa sĩ Indo xem khá dễ hiểu, họ vẽ có hình, tạokhông gian đồng hiện hoặc hơi siêu thực một tị. Dưới đâ ...