Danh mục

Sáu bài học từ các cuộc khủng hoảng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.13 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáu bài học từ các cuộc khủng hoảng Mỗi lần nền kinh tế trải qua những cơn khủng hoảng, thì đây chính là cơ hội cho các nhà lãnh đạo kiệt xuất được tôi luyện qua thử thách. Hay nói cách khác, cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian gần đây đã gợi ra nhiều bài học cần suy ngẫm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáu bài học từ các cuộc khủng hoảng Sáu bài học từ các cuộc khủng hoảng Mỗi lần nền kinh tế trải qua những cơn khủng hoảng, thì đây chính là cơ hội cho các nhà lãnh đạo kiệt xuất được tôi luyện qua thử thách. Hay nói cách khác, cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian gần đây đã gợi ra nhiều bài học cần suy ngẫm. Tuy nhiên, chỉ có thể học hỏi được được điều gì đó khi chúng ta thực sự thấu hiểu bản chất của cuộc khủng hoảng – đó không phải là hệ quả của những sai lầm trước đây hay do bất kỳ vận mệnh đen đủi nào. Vậy đâu mới là nguyên nhân? Trong quá trình viết bài “7 điều dẫn đến thất bại lớn” (Seven ways to Fail Big) cho tạp chí Havard Business Review và cuốn “Bài học tỷ đô: Bạn có thể học được gì từ những thất bại không thể bào chữa trong 25 năm qua?” (Billion-Dollar Lessons: What You Can Learn from the Most Inexcusable Business Failures of the Last 25 Years) mới được xuất bản gần đây, chúng tôi đã thực hiện một công trình nghiên cứu với 2500 vụ thất bại lớn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Sự sụp đổ dây chuyền của hàng loạt những tập đoàn như Washington Mutual, Wachovia, Lehman Brothers, AIG, Bear Stearns, Merrill Lynch hay rất nhiều các tổ chức khác đều sớm bắt nguồn từ các chiến lược đầy nghi ngờ mà đáng lẽ họ cần phải tuyệt đối tránh. Dưới đây là sáu bài học mà nếu biết tiếp thu từ cách đây một thập kỷ, thì có lẽ chúng ta không phải trải qua tình thế như hiện nay. Không biến mọi khoản tiền thành các khoản trả trước Liệu có phải chính người cho vay thâu tóm các tài sản thế chấp, giám đốc ngân hàng tung ra các trái phiếu, hay người bán hàng có quyền chấm dứt các bản hợp đồng trước khi kết thúc quý cuối năm? Thực ra, chính các nhà giao dịch mới là người phải chịu trách nhiệm với sự sống còn của những quyết định này cho tới tận nhiều năm sau. Những cá nhân đảm nhiệm vai trò tạo ra các thương vụ nên gắn chặt các khoản phúc lợi bồi thường với tình hình hoạt động lâu dài của những thương vụ đó. Công ty viễn thông Green Tree Financial đã cảnh báo về việc mọi chuyện sẽ nguy hiểm như thế nào nếu tách rời các khoản phí trả trước khỏi trách nhiệm lâu dài. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Green Tree có cung cấp loại hình dịch vụ thế chấp các căn nhà di động (mobile homes), và các hợp đồng thế chấp thường kéo dài khoảng 30 năm. Trong khi đó, những tài sản (nhà di động) được mang ra đảm bảo thường chỉ có vòng đời sử dụng khoảng từ 10 tới 15 năm. Tuy nhiên, phần lớn thu nhập của Green Tree – từ Tổng Giám đốc Điều hành cho tới các nhân viên cấp dưới – đều gắn với tốc độ tăng trưởng của số lượng các tài sản thế chấp. Chính vì thế đã dẫn đến tình trạng các khoản nợ xấu gia tăng với tốc độ chưa từng thấy tại công ty. Khi các vấn đề bắt đầu phát sinh, Green Tree thực sự phải dàn xếp để bán lại cho Tập đoàn Bảo hiểm Conseco với giá gần 6 tỷ USD vào năm 1999. Sau đó, Conseco tuyên bố xóa bỏ tất cả các khoản lợi nhuận mà Green Tree từng lưu giữ và hãng này cũng rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài dẫn đến phải đệ đơn xin phá sản (2002). Bỏ qua những bài học của Green Tree, những người cho vay dưới chuẩn (subprime lenders)[1] cũng hoàn toàn bị mê hoặc và chạy theo những khoản phí trả trước, tạo ra một con số đáng kinh ngạc về các khoản nợ xấu, mà sau đó đều được chuyển thành chứng khoán và được mang ra giao dịch. Mối tương quan ngầm từ các rủi ro Các rủi ro có thể có mối tương quan ngầm mà đôi khi bạn không nghĩ tới. Nói một cách khác, dù chỉ là một vấn đề đơn lẻ phát sinh, nhưng khi chúng thực sự trầm trọng, thì sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Quỹ phòng chống rủi ro[2] cho rằng bản thân họ đã thực hiện đa dạng hóa rủi ro ngay từ những năm 90. Nhưng sau đó, chính quỹ này phải chứng kiến sự xuống dốc đồng loạt của toàn bộ danh mục đầu tư và cuối cùng cũng đi tới kết cục bị sụp đổ vào năm 1998. Có lẽ bài học này đã bị lãng quên, nên một kết cục tương tự vừa xảy ra với Tập đoàn tài chính Merrill Lynch hay Ngân hàng WaMu (Washington Mutual Inc), họ đã xây dựng hàng loạt danh mục đầu tư khổng lồ các chứng khoán phát hành dựa trên những khoản vay cầm cố địa ốc. Những danh mục này chủ yếu dựa trên các số liệu quá khứ cho thấy thị trường địa ốc đã bị khu biệt – hay nói một cách dễ hiểu là thị trường ở Denver độc lập với Sacramento, và ở Sacramento lại độc lập với Pittsburgh. Dù vậy, trên thực tế, cuộc khủng hoảng tín dụng (credit crunch)[3] đã đánh bại hoàn toàn tất cả mọi thị trường và tất cả các thể loại người cho vay, không trừ một ai. Tính thanh khoản có thể biến mất trong khủng hoảng Khi xảy ra khủng hoảng, tính thanh khoản có thể biến mất ngay trong chốc lát. Quỹ phòng chống rủi ro từng cho rằng, khi các vấn đề nảy sinh, họ hoàn toàn có thể tháo gỡ từng vấn đề một cách ổn thỏa. Nhưng trên thực tế lúc đó đã không còn sự hiện diện của bất kỳ một khách hàng nào nữa - mọi người mua đều đã ra đi. Điều tương tự cũng xảy ra với Merrill Lynch, WaMu và một số tập đoàn khác. Tâm lý hoang mang, sợ hãi lan nhanh trong thị trường tới n ...

Tài liệu được xem nhiều: