Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong kinh doanh của các trung tâm thương mại tại Việt Nam
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 159
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các trung tâm thương mại tại Việt Nam. Công cuộc đổi mới nền kinh tế gần 30 năm qua đã đem đến sự gia tăng trong thu nhập của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển số lượng người dân sống tại các thành thị và sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong kinh doanh của các trung tâm thương mại tại Việt Nam MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHÓ KHĂN TRONG KINH DOANH CỦA CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ThS. Trần Thế Nam Tóm tắt: Công cuộc đổi mới nền kinh tế gần 30 năm qua đã đem đến sự gia tăng trong thu nhập của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển số lượng người dân sống tại các thành thị và sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam.Tất cả những tín hiệu tích cực này là tiền đề cho sự phát triển của các trung tâm thương mại. Tuy nhiên, sự thất bại của một vài trung tâm thương mại như Tràng Tiền Plaza hay Parkson tại Hà Nội đã gây bất ngờ cho nhiều người. Trong bài viết, tác giả đi vào phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các trung tâm thương mại tại Việt Nam. 1. Khủng hoảng kinh tế Đây có thể coi là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến khó khăn của các trung tâm thương mại.Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu tại Hoa Kỳ từ những tháng cuối năm 2008, sau đó lan rộng sang Châu Âu và toàn thế giới đã để lại nhiều hậu quả nặng nề. Là một thành viên của WTO, đã gia nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế này. Trước năm 2009, sự tăng điểm ấn tượng của thị trường chứng khoán cùng sự bùng nổ của thị trường bất động sản đem đến nguồn thu nhập cao cho người dân. Với sự gia tăng về thu nhập, người dân mạnh tay chi tiêu tại các trung tâm thương mại. Tuy nhiên, sau năm 2008, những điều này không còn xảy ra. Cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc đóng của của doanh nghiệp hay sự thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó là sự sụt giảm trong thu nhập của người dân. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của người dân Việt Nam bị tụt giảm trong giai đoạn 2009 – 2014 và chỉ mới tăng trở lại trong quý 3 năm 2014 đã cho thấy sự thận trọng trong việc chi tiêu của người dân. Lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng phải thay đổi lối sống để tiết kiệm được nhiều hơn. Số lượt đến trung tâm thương mại, nơi tượng trưng cho sự giàu sang của người dân cũng ít dần đi. 2. Sự gia tăng số lượng các trung tâm thương mại Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là tiềm năng. Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng mạnh đến sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ. Trong giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ (đã loại trừ yếu tố giá) hàng năm trung bình là 15%, tuy nhiên sau giai đoạn này, mức độ chỉ còn dao động ở khoảng 5% - 6%/năm. 24 Sự ra đời của ngày càng nhiều các trung tâm thương mại dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các trung tâm thương mại.Theo thống kê, trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, số lượng trung tâm thương mại tại Việt Nam tăng từ 77 lên 116 trung tâm. Tổng diện tích sàn bán lẻ tại Hà Nội hiện khoảng 625.000 m2 và tại Tp.HCM là 930.000 m2. Tỷ lệ bỏ trống tại các trung tâm thương mại cũng đã tăng từ 10% năm 2011 đến 21% năm 2014. 3. Chính sách kinh doanh và chất lượng hàng hóa của các trung tâm thương mại Với nhận định Việt Nam là một điểm hấp dẫn để đầu tư vì là quốc gia có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất thế giới nên có đa số các nhà đầu tư tập trung xây dựng các trung tâm thương mại cao cấp phục vụ cho một số ít bộ phận người tiêu dùng tại Việt Nam. Một số lượng lớn khách hàng có thu nhập trung bình bị bỏ qua. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, lượng khách hàng cao cấp đã vốn ít càng thêm ít không đủ bù đắp chi phí cho các trung tâm thương mại.Việc mở cửa lại Tràng Tiền Plaza với sự xuất hiện của nhiều gian hàng bày bán các hàng hóa có giá trị từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đồng cho thấy nỗ lực của trung tâm thương mại trong việc mở rộng đối tượng khách hàng. Một nguyên nhân khác đó là sự nghi ngờ của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa bày bán trong các trung tâm thương mại. Khi mua các sản phẩm có giá trị cao, người tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm. Tuy nhiên, đã có những phàn nàn của người tiêu dùng trên mạng về việc đã mua phải hàng giả tại các trung tâm thương mại. Gần đây, vụ án buôn lậu hàng cao cấp Gucci năm 2012 càng làm cho người tiêu dùng mất niềm tin vào các trung tâm thương mại. Ngoài ra, đó còn là thái độ phục vụ chưa được chuyên nghiệp của nhân viên tại các trung tâm thương mại cao cấp. Một trong những lý giải về sự thất bại của Tràng Tiền Plaza, người tiêu dùng phản ánh về phong cách phục vụ của nhân viên. Cần nhấn mạnh rằng đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao, thái độ phục vụ của doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng. 4. Sự cạnh tranh của các mô hình kinh doanh khác Giá cả hàng hóa tại các trung tâm thương mại là điều mà người tiêu dùng luôn quan tâm. Chi phí vận hành các trung tâm thương mại tại vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng tốt, cùng các tiện nghi khác rất tốn kém khiến cho giá cả hà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong kinh doanh của các trung tâm thương mại tại Việt Nam MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHÓ KHĂN TRONG KINH DOANH CỦA CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ThS. Trần Thế Nam Tóm tắt: Công cuộc đổi mới nền kinh tế gần 30 năm qua đã đem đến sự gia tăng trong thu nhập của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển số lượng người dân sống tại các thành thị và sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam.Tất cả những tín hiệu tích cực này là tiền đề cho sự phát triển của các trung tâm thương mại. Tuy nhiên, sự thất bại của một vài trung tâm thương mại như Tràng Tiền Plaza hay Parkson tại Hà Nội đã gây bất ngờ cho nhiều người. Trong bài viết, tác giả đi vào phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các trung tâm thương mại tại Việt Nam. 1. Khủng hoảng kinh tế Đây có thể coi là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến khó khăn của các trung tâm thương mại.Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu tại Hoa Kỳ từ những tháng cuối năm 2008, sau đó lan rộng sang Châu Âu và toàn thế giới đã để lại nhiều hậu quả nặng nề. Là một thành viên của WTO, đã gia nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế này. Trước năm 2009, sự tăng điểm ấn tượng của thị trường chứng khoán cùng sự bùng nổ của thị trường bất động sản đem đến nguồn thu nhập cao cho người dân. Với sự gia tăng về thu nhập, người dân mạnh tay chi tiêu tại các trung tâm thương mại. Tuy nhiên, sau năm 2008, những điều này không còn xảy ra. Cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc đóng của của doanh nghiệp hay sự thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó là sự sụt giảm trong thu nhập của người dân. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của người dân Việt Nam bị tụt giảm trong giai đoạn 2009 – 2014 và chỉ mới tăng trở lại trong quý 3 năm 2014 đã cho thấy sự thận trọng trong việc chi tiêu của người dân. Lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng phải thay đổi lối sống để tiết kiệm được nhiều hơn. Số lượt đến trung tâm thương mại, nơi tượng trưng cho sự giàu sang của người dân cũng ít dần đi. 2. Sự gia tăng số lượng các trung tâm thương mại Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là tiềm năng. Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng mạnh đến sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ. Trong giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ (đã loại trừ yếu tố giá) hàng năm trung bình là 15%, tuy nhiên sau giai đoạn này, mức độ chỉ còn dao động ở khoảng 5% - 6%/năm. 24 Sự ra đời của ngày càng nhiều các trung tâm thương mại dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các trung tâm thương mại.Theo thống kê, trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, số lượng trung tâm thương mại tại Việt Nam tăng từ 77 lên 116 trung tâm. Tổng diện tích sàn bán lẻ tại Hà Nội hiện khoảng 625.000 m2 và tại Tp.HCM là 930.000 m2. Tỷ lệ bỏ trống tại các trung tâm thương mại cũng đã tăng từ 10% năm 2011 đến 21% năm 2014. 3. Chính sách kinh doanh và chất lượng hàng hóa của các trung tâm thương mại Với nhận định Việt Nam là một điểm hấp dẫn để đầu tư vì là quốc gia có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất thế giới nên có đa số các nhà đầu tư tập trung xây dựng các trung tâm thương mại cao cấp phục vụ cho một số ít bộ phận người tiêu dùng tại Việt Nam. Một số lượng lớn khách hàng có thu nhập trung bình bị bỏ qua. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, lượng khách hàng cao cấp đã vốn ít càng thêm ít không đủ bù đắp chi phí cho các trung tâm thương mại.Việc mở cửa lại Tràng Tiền Plaza với sự xuất hiện của nhiều gian hàng bày bán các hàng hóa có giá trị từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đồng cho thấy nỗ lực của trung tâm thương mại trong việc mở rộng đối tượng khách hàng. Một nguyên nhân khác đó là sự nghi ngờ của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa bày bán trong các trung tâm thương mại. Khi mua các sản phẩm có giá trị cao, người tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm. Tuy nhiên, đã có những phàn nàn của người tiêu dùng trên mạng về việc đã mua phải hàng giả tại các trung tâm thương mại. Gần đây, vụ án buôn lậu hàng cao cấp Gucci năm 2012 càng làm cho người tiêu dùng mất niềm tin vào các trung tâm thương mại. Ngoài ra, đó còn là thái độ phục vụ chưa được chuyên nghiệp của nhân viên tại các trung tâm thương mại cao cấp. Một trong những lý giải về sự thất bại của Tràng Tiền Plaza, người tiêu dùng phản ánh về phong cách phục vụ của nhân viên. Cần nhấn mạnh rằng đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao, thái độ phục vụ của doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng. 4. Sự cạnh tranh của các mô hình kinh doanh khác Giá cả hàng hóa tại các trung tâm thương mại là điều mà người tiêu dùng luôn quan tâm. Chi phí vận hành các trung tâm thương mại tại vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng tốt, cùng các tiện nghi khác rất tốn kém khiến cho giá cả hà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển thị trường bán lẻ Phát triển thương mại điện tử Công cuộc đổi mới kinh tế Khủng hoảng kinh tế Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử
10 trang 285 0 0 -
Tiềm năng, thách thức, xu hướng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
11 trang 276 0 0 -
Bài giảng Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư
223 trang 270 0 0 -
Những điểm còn hạn chế của thị trường bán lẻ VN
4 trang 231 0 0 -
Bài giảng Thương mại điện tử - Trần Minh Huy
121 trang 215 1 0 -
11 trang 122 0 0
-
112 trang 118 0 0
-
7 trang 111 0 0
-
5 trang 104 0 0
-
Vận dụng mô hình kinh doanh Osterwalder tại doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
5 trang 103 0 0