Say nắng, nóng – Chớ coi thường!
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 97.32 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Không thể chủ quan với chứng say nắng, nóng. Mùa hè là mùa du lịch, cũng là mùa dễ lây nhiễm các bệnh, nhất là những bệnh do chính thời tiết nắng nóng của mùa hè mang lại như: tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, cảm… Và say nắng nóng là bệnh thường xảy ra nhưng lại bị chúng ta xem nhẹ, không quan tâm. Cũng chính vì sự chủ quan, lao động, làm việc, tắm biển, dạo chơi khi nhiệt độ ngoài trời cao gần bằng thân nhiệt, khiến nhiều người đã phải nhập viện, thậm chí tử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Say nắng, nóng – Chớ coi thường! Say nắng, nóng – Chớ coi thường! Không thể chủ quan với chứng say nắng, nóng. Mùa hè là mùa du lịch, cũng là mùa dễ lây nhiễm các bệnh, nhất là nhữngbệnh do chính thời tiết nắng nóng của mùa hè mang lại như: tiêu chảy, ngộ độcthực phẩm, cảm… Và say nắng nóng là bệnh thường xảy ra nhưng lại bị chúng ta xem nhẹ,không quan tâm. Cũng chính vì sự chủ quan, lao động, làm việc, tắm biển, dạochơi khi nhiệt độ ngoài trời cao gần bằng thân nhiệt, khiến nhiều người đã phảinhập viện, thậm chí tử vong. Hầu hết khi ra ngoài trời nắng, ai cũng có ý thức chống nắng (che kín), nhấtlà phụ nữ. Một phần bảo vệ sắc đẹp bảo vệ da khỏi tia cực tím, giúp da không bịđen sạm và lão hóa và cũng là tránh say nắng, nóng. Chúng ta thường che kín đầu, mặt, cánh tay bằng các loại mũ, khẩu trang,áo chống nắng nhưng lại để hở phần gáy mà không biết rằng nếu ánh nắng chiếuthẳng vào gáy khiến bạn bị say nắng nhanh hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Thân nhiệt sẽ bị tăng, trung khu điều khiển nhiệt bị tổn thương khi ánhnắng gắt chiếu vào cơ thể mà trung khu điều nhiệt lại nằm ngay cạnh gáy do đógây rối loạn các chức năng cơ thể, nhất là hệ thần kinh… dẫn đến hôn mê và tửvong. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hồng ngoại, còn saynắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Say nắng thường nặng hơn say nóng, có thể gây tử vong. Đối tượng dễ mắc say nắng nóng là trẻ em và người cao tuổi – cơ thể yếuhoặc chưa thích ứng được với sự thay đổi của thời tiết. Biểu hiện của người say nắng nóng là cảm giác khó thở, trong người cảmthấy mệt mỏi, mặt đỏ, các mạch máu đập mạnh hơn, sốt cao, nhức đầu, nôn mửa,co giật, ngất, chuột rút, đái ít. Da, niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh li bì, giãygiụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, tử vong. Ở trẻ em, say nắng có những biểu hiện giống như viêm não. Những triệu chứng trên là biểu hiện bên ngoài của tình trạng rối loạn bêntrong liên quan tới mất nước, cô đặc máu, thân nhiệt tăng cao, rối loạn điện giải,phản ứng quá mức của thần kinh thực vật. Những rối loạn này có nguyên nhân là các cơ chế điều chỉnh không bù đắpđược tạm thời (gây chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, ngã quỵ) hoặc nặng hơn và nhấtlà ở những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tổn thương mạchmáu, suy vành… có thể dẫn đến tử vong do xuất huyết não, nhồi máu não, nhồimáu cơ tim. Cách sơ cứu khi thấy có người bị say nắng, nóng: Việc đầu tiên cần làm là đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, cởi bỏ bớtquần áo, chườm mát toàn thân bằng lau khăn nước mát. Trú trọng lau ở nhữngvùng nách, cổ, bẹn, khuỷu chân, tay. Khi bệnh nhân đã tỉnh thì cho uống nước từtừ, nếu có oresol hoặc nước muối loãng pha với đường thì càng tốt. Sau đó có thểuống nước trái cây (chanh, cam, bưởi), nước khoáng mặn… Tóm lại khi thấy cóngười bị say nắng, nóng đến ngất lịm, sau khi thực hiện thao tác làm mát tại chỗ,bạn phải đưa ngay bệnh nhân tới các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để đượccấp cứu kịp thời, trên đường đi phải làm mát liên tục cho bệnh nhân. Để phòng tránh say nắng, nóng: Cần hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi rangoài đường phải mặc thoáng mát, che kín chân tay, mặt, gáy. Nếu phải lao độngngoài trời nắng cần uống nhiều nước kể cả khi không khát. Tốt nhất là uống nướccó pha thêm chút muối để bù lại lượng nước đã mất qua việc toát mồ hôi. Ngoài racó thể uống các loại nước tự làm như mướp đắng, bí đao, dưa chuột, đậu xanh. ThS. Hà Hùng Thủy
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Say nắng, nóng – Chớ coi thường! Say nắng, nóng – Chớ coi thường! Không thể chủ quan với chứng say nắng, nóng. Mùa hè là mùa du lịch, cũng là mùa dễ lây nhiễm các bệnh, nhất là nhữngbệnh do chính thời tiết nắng nóng của mùa hè mang lại như: tiêu chảy, ngộ độcthực phẩm, cảm… Và say nắng nóng là bệnh thường xảy ra nhưng lại bị chúng ta xem nhẹ,không quan tâm. Cũng chính vì sự chủ quan, lao động, làm việc, tắm biển, dạochơi khi nhiệt độ ngoài trời cao gần bằng thân nhiệt, khiến nhiều người đã phảinhập viện, thậm chí tử vong. Hầu hết khi ra ngoài trời nắng, ai cũng có ý thức chống nắng (che kín), nhấtlà phụ nữ. Một phần bảo vệ sắc đẹp bảo vệ da khỏi tia cực tím, giúp da không bịđen sạm và lão hóa và cũng là tránh say nắng, nóng. Chúng ta thường che kín đầu, mặt, cánh tay bằng các loại mũ, khẩu trang,áo chống nắng nhưng lại để hở phần gáy mà không biết rằng nếu ánh nắng chiếuthẳng vào gáy khiến bạn bị say nắng nhanh hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Thân nhiệt sẽ bị tăng, trung khu điều khiển nhiệt bị tổn thương khi ánhnắng gắt chiếu vào cơ thể mà trung khu điều nhiệt lại nằm ngay cạnh gáy do đógây rối loạn các chức năng cơ thể, nhất là hệ thần kinh… dẫn đến hôn mê và tửvong. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hồng ngoại, còn saynắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Say nắng thường nặng hơn say nóng, có thể gây tử vong. Đối tượng dễ mắc say nắng nóng là trẻ em và người cao tuổi – cơ thể yếuhoặc chưa thích ứng được với sự thay đổi của thời tiết. Biểu hiện của người say nắng nóng là cảm giác khó thở, trong người cảmthấy mệt mỏi, mặt đỏ, các mạch máu đập mạnh hơn, sốt cao, nhức đầu, nôn mửa,co giật, ngất, chuột rút, đái ít. Da, niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh li bì, giãygiụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, tử vong. Ở trẻ em, say nắng có những biểu hiện giống như viêm não. Những triệu chứng trên là biểu hiện bên ngoài của tình trạng rối loạn bêntrong liên quan tới mất nước, cô đặc máu, thân nhiệt tăng cao, rối loạn điện giải,phản ứng quá mức của thần kinh thực vật. Những rối loạn này có nguyên nhân là các cơ chế điều chỉnh không bù đắpđược tạm thời (gây chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, ngã quỵ) hoặc nặng hơn và nhấtlà ở những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tổn thương mạchmáu, suy vành… có thể dẫn đến tử vong do xuất huyết não, nhồi máu não, nhồimáu cơ tim. Cách sơ cứu khi thấy có người bị say nắng, nóng: Việc đầu tiên cần làm là đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, cởi bỏ bớtquần áo, chườm mát toàn thân bằng lau khăn nước mát. Trú trọng lau ở nhữngvùng nách, cổ, bẹn, khuỷu chân, tay. Khi bệnh nhân đã tỉnh thì cho uống nước từtừ, nếu có oresol hoặc nước muối loãng pha với đường thì càng tốt. Sau đó có thểuống nước trái cây (chanh, cam, bưởi), nước khoáng mặn… Tóm lại khi thấy cóngười bị say nắng, nóng đến ngất lịm, sau khi thực hiện thao tác làm mát tại chỗ,bạn phải đưa ngay bệnh nhân tới các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để đượccấp cứu kịp thời, trên đường đi phải làm mát liên tục cho bệnh nhân. Để phòng tránh say nắng, nóng: Cần hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi rangoài đường phải mặc thoáng mát, che kín chân tay, mặt, gáy. Nếu phải lao độngngoài trời nắng cần uống nhiều nước kể cả khi không khát. Tốt nhất là uống nướccó pha thêm chút muối để bù lại lượng nước đã mất qua việc toát mồ hôi. Ngoài racó thể uống các loại nước tự làm như mướp đắng, bí đao, dưa chuột, đậu xanh. ThS. Hà Hùng Thủy
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phòng tránh say nắng nóng bệnh học và điều trị y học cơ sở bài giảng y học phổ thông kiến thức y khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 163 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 56 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 41 0 0 -
Chapter 029. Disorders of the Eye (Part 8)
5 trang 37 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 35 0 0 -
Chapter 075. Evaluation and Management of Obesity (Part 5)
5 trang 32 0 0 -
21 trang 31 0 0
-
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 30 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 30 0 0