Danh mục

SẨY THAI MỤC TIÊU HỌC TẬP

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.84 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xếp loại các nguyên nhân gây sẩy thai 2. Mô tả triệu chứng các hình thái lâm sàng của sẩy thai 3. Trình bày cách điều trị dọa sẩy thai và sẩy thai 4. Nêu được đặc điểm lâm sàng và cách chẩn đoán sẩy thai tái phát do hở eo tử cung NỘI DUNG HỌC TẬP 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung khi chưa có khả năng có thể tự sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung ( ngay cả khi có sự can...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SẨY THAI MỤC TIÊU HỌC TẬP SẨY THAI MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Xếp loại các nguyên nhân gây sẩy thai 2. Mô tả triệu chứng các hình thái lâm sàng của sẩy thai 3. Trình bày cách điều trị dọa sẩy thai và sẩy thai 4. Nêu được đặc điểm lâm sàng và cách chẩn đoán sẩy thai tái phát do hở eo tử cung NỘI DUNG HỌC TẬP 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung khi ch ưa có khả năng có thể tự sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung ( ngay cả khi có sự can thiệp của y tế ). Theo WHO, sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 22 thai kỳ hoặc trọng lượng < 500 g Nếu tính theo tuần lễ vô kinh chia sẩy thai làm 2 nhóm - Sẩy thai sớm : khi sẩy trước tuần thứ 12 chiếm khoảng 15% các thai kỳ - Sẩy thai muộn : khi sẩy trước từ sau tuần thứ 12 và trước tuần thứ 28 chiếm khoảng 3% các thai kỳ 1.2. Sẩy thai theo tuổi thai - Sẩy thai trước 10 tuần, do ở thời điểm này các gai nhau chưa bám chặt vào lớp nội mạc tử cung nên khi sẩy thường là nguyên bọc vừa trứng vừa nhau bị tống xuất hoàn toàn gọi là sẩy thai trọn - Sẩy thai từ 10 đến 20 tuần, do các gai nhau đã phát triển mạnh bám chặt vào nội mạc tử cung nên khi sẩy còn một phần gai nhau dính lại trong tử cung gọi là sẩy thai không trọn - Sẩy thai sau tuần 20 thì thai và nhau bị tống xuất riêng biệt làm 2 thì như trong sanh đủ tháng 2. NGUYÊN NHÂN Chẩn đoán nguyên nhân gây sẩy thai là vấn đề quan trọng nhưng thường khó khăn. Phải hỏi kỹ tiền sử, quá trình xuất hiện bệnh, khám toàn thân và bộ phận sinh dục, nếu cần kết hợp với các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, tế bào đôi khi phải chụp buồng tử cung ngoài thai kỳ mới có thể tìm được nguyên nhân Khoảng 50% các trường hợp sẩy thai có thể biết rõ nguyên nhân 2.1. Sẩy thai sớm 2.1.1. Nguyên nhân toàn thân - Các trường hợp nhiễm khuẩn cấp gây tăng nhiệt độ của mẹ đều có thể gây sẩy thai thường gặp là Rubeon, cúm, nhiễm Toxoplasma, sốt rét, viêm phổi, thương hàn … - Các bệnh mãn tính như bệnh tim, thận, đái tháo đường - Suy nhược cơ thể, thiếu sinh tố nhất là vitamine E - Các sang chấn tâm lý như sợ hãi, xúc động quá độ - Nhiễm độc, những nghề nghiệp độc hại 2.1.2. Nguyên nhân cơ học - U xơ tử cung to hoặc nhiều nhân, u xơ tử cung dưới niêm mạc - Các dị dạng tử cung như tử cung đôi, tử cung hai sừng, vách ngăn tử cung - Chấn thương trực tiếp vùng bụng hay do phẩu thuật 2.1.3. Nguyên nhân do trứng - Đa thai, đa ối - Phôi chết trong tử cung 2.1.4. Nguyên nhân do nội tiết Tất cả các rối lọan nội tiết đều có thể gây sẩy thai - Cường giáp, thiểu giáp, tiểu đường, cường androgen - Suy hoàng thể không bài tiết đủ progesterone , niêm mạc tử cung trưởng thành không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự làm tổ của trứng thụ tinh 2.1.5. Rối loạn nhiễm sắc thể 2.1.6. Nguỵên nhân miễn dịch Thai như một mảnh ghép trong tử cung người mẹ, phản ứng loại bỏ thai của cơ thể mẹ để chống lại kháng nguyên thai thực hiện qua lympho bào T sẽ ức chế sự phát triển của phôi 2.2. Sẩy thai muộn - Sai lạc nhiễm sắc thể làm thai phát triển bất thường rồi sẩy - Máu tụ sau nhau trong trường hợp mẹ cao huyết áp - Vỡ ối non gặp trong đa thai, đa ối, hở eo tử cung - Tất cả bất thường tử cung như dị dạng, thiểu sản tử cung, u xơ tử cung, hở eo tử cung - Bệnh toàn thân của mẹ - Các tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi - Chấn thương bụng trực tiếp hay do phẩu thuật Khoảng 20 -30% các trường hợp sẩy thai mà không tìm được nguyên nhân 3. HÌNH THÁI LÂM SÀNG 3.1. Dọa sẩy thai Phôi thai còn sống chưa bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung - Ra máu âm đạo là triệu chứng chủ yếu, ra máu đỏ hoặc máu đen, lượng ít thường kéo dài nhiều ngày. Nếu ra máu âm đạo lượng nhiều tiên lượng sẽ bị sẩy - Có cảm giác nặng bụng dưới hoặc đau lưng - Đặt mỏ vịt nhẹ nhàng để loại trừ nguyên nhân chảy máu từ các tổn thương ở cổ tử cung, âm đạo - Khám âm đạo : cổ tử cung dài, đóng kín, thân tử cung mềm và to tương ứng với tuổi thai Siêu âm có hiện tượng bóc tách một phần nhỏ của bánh nhau, bờ túi ối đều và rõ, có âm vang của phôi, tim thai có hoặc không 3.2. Sẩy thai khó tránh - Ra máu nhiều và đỏ tươi, hoặc không ra máu nhiều nh ưng lại kéo dài dây dưa trên 10 ngày - Đau bụng vùng hạ vị từng cơn, đau từng cơn, ngày càng tăng - Khám âm đạo : cổ tử cung hé mở lọt ngón tay, đôi khi vỡ ối 3.3. Sẩy thai đang diễn tiến - Ra máu âm đạo nhiều đỏ tươi, có máu cục - Đau quặn từng cơn vùng hạ vị do tử cung co thắt mạnh để tống nhau thai ra - Khám âm đạo thấy đoạn dưới tử cung phình to do bọc thai đã bong khỏi thành tử cung. Cổ tử cung mở, đôi khi có thể thấy khối nhau thai đang nằm lấp ló ở cổ tử cung 3.4. Sẩy thai không trọn Thường bệnh nhân có triệu chứng dọa sẩy tr ước đó, rồi có một lúc đau bụng nhiều hơn ra máu nhiều hơn. Bệnh nhân có thể ghi nhận có một mảnh mô đ ược tống xuất ra khỏi âm đạo. Sau đó vẫn còn ra máu khi nhiều, khi ít dâ ...

Tài liệu được xem nhiều: