Mời các bạn tham khảo tài liệu Siêu âm tim gắng sức được trình bày bởi Bác sĩ Mai Phạm Trung Hiếu để cùng nắm bắt một số kiến thức hữu ích về: Các kiểu siêu âm tim gắng sức, dược động học một số thuốc thường dùng trong Satgs, chỉ định, chống chỉ định, cách tiến hành, đánh giá kết quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Siêu âm tim gắng sức - BS. Mai Phạm Trung Hiếu SIÊU ÂM TIM GẮNG SỨC (STRESS ECHOCARDIOGRAPHY ) Bs Mai Phạm Trung Hiếu Khoa Cấp cứu-Hồi sức tích cực-Chống độcI/ TỔNG QUAN : Bệnh tim thiếu máu cục bộ là các tổn thương cơ tim do giảm cung cấp máu từ động mạchvành. Nguyên nhân chủ yếu là do vữa xơ động mạch, ngoài ra còn có thể do co thắt, tổn thươngđộng mạch vành do giang mai, và một số nguyên nhân ít gặp hơn như: dị dạng động mạch vành,chấn thương, hoặc tắc mạch do cục máu đông từ nơi khác đến... Những năm 1930 Tennant và Wiggers [3][11] khảo sát mối liên hệ co tâm thu và cungcấp máu thất trái bị thiếu máu, phình lên ( hoặc vô động). Khảo sát này cho thấy liên quan giữathiếu máu cơ tim (TMCT) và mất năng lượng vùng cơ tim, được ghi lại hình ảnh vận động cơtim bất thường sau gắng sức . Siêu âm tim gắng sức (SATGS) được Harvey Feigenbaum [3] đưa ra và dựa vào mối liênquan TMCT và vận động bất thường thành thất trái. Siêu âm được dùng trong mục đích nàyđược báo cáo đầu tiên vào năm 1979 và được phát triển nhiều vào những năm 80 thế kỷ trước, dosự phát triển của hình ảnh, lưu trữ và chuyển dữ liệu Đối với mạch vành bình thường khi gắng sức làm tăng nhịp tim, co bóp cơ tim được đảmbảo do mạch vành vẫn được cung cấp máu, thông qua sự tăng lưu lượng máu cơ tim. Khi mạch vành bị hẹp, làm giảm cung cấp máu cho cơ tim. Khi gắng sức nhu cầu tiêu thụoxy tăng lên. Nếu cung cấp oxy không đủ thì sự TMCT càng tăng, chẳng bao lâu sau vận độngbất thường cơ tim sẽ xảy ra. Mức độ nghiêm trọng thay đổi vận động thành phụ thuộc vào sựthay đổi lưu lượng máu, tuần hoàn bàng hệ, áp lực và sức căng thành thất trái. Khi ngưng gắngsức, sự tiêu thụ oxy giảm, TMCT được giảm. Bình thường các thành cơ tim phục hồi hoàn toànchức năng sau 1-2 phút, phần lớn tùy thuộc mức độ nghiêm trọng và thời gian thiếu máu cục bộ.Tuỳ theo mức độ hẹp, cơ tim có thể giảm động, loạn động, vô động. Cơ tim thiếu máu mất dần chức năng nhưng vẫn còn sống sót được chia thành hai nhóm :cơ tim ngủ đông và cơ tim choáng váng. • Vùng cơ tim choáng váng (stunned myocardium) là vùng bị tổn thương do thiếumáu một giai đoạn ngắn dẫn đến mất chức năng co bóp, nhưng sức co bóp sẽ hồi phục theo thờigian. • Vùng cơ tim ngủ đông (hibernating myocardium) là hậu quả của thiếu máu mãntính, nguồn tưới máu giảm sút chỉ đủ để duy trì cơ tim sống sót, nhưng không đủ cho quá trìnhchuyển hóa mô một cách đầy đủ, do đó sẽ có sự tự điều chỉnh giảm chuyển hóa tế bào cơ tim.Hoặc đôi khi cơ tim ngủ đông là do cơ tim bị choáng váng lập đi lập lại. Vùng cơ tim ngủ đôngsẽ hồi phục sau khi được tái tưới máu đầy đủ, nếu không nó sẽ có nguy cơ bị thoái hóa tế bào (xơhóa lan rộng hơn), mất sức co bóp hoặc nhồi máu, hoại tử. Việc xác định có vùng cơ tim bị choáng váng và đang ngủ đông để quyết định bệnh nhânnào cần tái thông mạch vành. Vì thế để đánh giá những vùng trên cần phải làm test gắng sức:Điện tâm đồ gắng sức, hoặc siêu âm tim gắng sức, xạ hình cơ tim gắng sức… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong quá trình gắng sức, nếu một nhánh động mạchvành nào đó không cung cấp đủ máu cho vùng cơ tim mà nó nuôi dỡng do nhu cầu tiêu thụ oxytăng lên sẽ làm cho sự vận động của những vùng đó bị ảnh hưởng. Quá trình đó xảy ra rất sớm,thậm chí trước cả những thay đổi trên điện tâm đồ. Chính vì vậy nghiệm pháp siêu âm gắng sứccó giá trị chẩn đoán cao và khá đặc hiệu. Siêu âm tim gắng sức : là siêu âm tim qua thành ngực kèm với khả năng gắng sức củabệnh nhân, để đạt được tần số tim đích theo tuổi. Trong quá trình gắng sức Bác sỹ làm siêu âm sẽghi nhận lại hình ảnh rối loạn vận động bất thường và so sánh với vận động thành cơ tim lúcnghỉ. Báng 1[3][10] nêu ra nguyên nhân rối loạn bất thường lúc nghỉ và lúc gắng sức Nguyên nhân vận động thành bất thườngKhi nghỉ. Nhồi máu cơ tim. Bệnh cơ tim. Viêm cơ tim. Bloc nhánh trái. Tăng huyết áp hậu tải ( hypertension/ afterload mismatch). Cơ tim choáng váng. Cơ tim ngủ đông. Ngộ độc, Vd rượu. Sau hậu phẫu. Máy tạo nhịp. Quá tải thể tích/ áp lực thất phảiKhi gắng sức. TMCT. Tim bị xô lệch. Bệnh cơ timBảng 1: Nguyên nhân vận động thành bất thườngĐộ nhạy và độ đặc hiệu (hình 1) : Một phân dữ liệu về độ nhạy và độ đặc hiệu SATGS theoGarber và Solomon [9], so sánh với ECG gắng sức cho thấy SATGS có độ nhạy và độ chuyênbiệt cao hơn điện tâm độ gắng sức [14]Hình 1: Độ nhạy và độ đặc hiệu SATGSGiá thànhHình 2 : So sánh các cận lâm sàng chẩn đoán bệnh mạch vành, SAT có giá thành thấp nhất[12][13].II/ CÁC KIỂU SIÊU ÂM TIM GẮNG SỨC : Có 3 cách tiến hành siêu âm gắng sức:- Gắng sức bằng thể lực như đạp xe ( tư thế nằm, ngồi, nửa nằm nửa ngồi ) hay chạy trên thảmlăn. Phương phá ...