Danh mục

Sinh kế của người dân vùng lòng hồ thủy điện tại một khu tái định cư ở Lai Châu và những kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.79 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sinh kế của người dân vùng lòng hồ thủy điện tại một khu tái định cư ở Lai Châu và những kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh rằng tiếng nói của người dân về vấn đề đang bàn cần được quan tâm hơn nữa. Các tri thức bản địa và các nguồn lực nội tại của họ cần được chú trọng, vì chúng sẽ góp phần giúp người dân đạt được sự phát triển từ những gì họ có và họ mong muốn chứ không phải chỉ từ những gì họ nhận được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh kế của người dân vùng lòng hồ thủy điện tại một khu tái định cư ở Lai Châu và những kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thanh Hóa VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT LIVELIHOODS OF PEOPLE LIVING IN HYDROELECTRIC LAKEBED AT A RESETTLEMENT AREA IN LAI CHAU AND AN EXPERIENCED LESSON FOR THANH HOA PEOPLE Le Thi Thuy Ly Institute of Cultural Studies (Vietnam Academy of Social Sciences) Email: lethithuyly@gmail.com Received: 08/8/2022 Reviewed: 15/9/2022 Revised: 26/9/2022 Accepted: 25/10/2022 Released: 30/10/2022 DOI: https://doi.org/10.55988/2588-1264/74 The policy of the Vietnamese state in economic development in the agricultural aspect is influenced by the Green Revolution which absoluteizes the role of science and technology (in order to build up industrialization-oriented agricultural production establishments.The above agricultural development has achieved some remarkable achievements, but it also causes certain negative consequences for people's livelihoods. These consequences are shown very clearly for farmers in the resettlement area when they are separated from their familiar living environment. Thus, a case study of people living in hydroelectric lakebed at a resetttlement area in Lai Chau has been done for this. Key words: Modernization; Sustainable livelihoods; Resettlement... 1. Giới thiệu Bên cạnh mặt tích cực, việc phát triển nông nghiệp theo hướng Cách mạng xanh - vốn tuyệt đối hóa vai trò của khoa học và công nghệ đã gây ra một số hệ quả tiêu cực nhất định đối với sinh kế của người dân. Có thể thấy rõ tình trạng này ở những người nông dân của vùng tái định cư khi họ bị tách khỏi môi trường sống quen thuộc. Những người dân vùng lòng hồ thủy điện tại một khu tái định cư ở Lai Châu mà chúng tôi khảo sát là một trường hợp. Sinh kế của họ không còn thực sự được định đoạt bởi chính họ nữa, khi những tri thức bản địa truyền thống liên quan không được quan tâm đúng mức. Những nguyện vọng của họ về vấn đề vừa nêu cần được quan tâm hơn, và điều này cũng có ý nghĩa tham khảo cho các địa phương khác, trong đó có Thanh Hóa - một tỉnh lớn, đa sắc tộc, có tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao của miền Trung. 2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Những chuyển đổi kinh tế - xã hội là mối quan tâm chủ đạo trong các nghiên cứu về vùng dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn từ sau thời điểm bắt đầu Đổi mới đến nay (Donovan và cộng sự 1997, Le và Rambo 2001, Bonnin 2011, Hoàng Cầm và Phạm Quỳnh Phương 2012, 20 VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT Bùi Văn Đạo 2020, Lâm Minh Châu 2022…). Trong đó, những vấn đề liên quan đến sinh kế nói chung và nông nghiệp nói riêng là những vấn đề được chú ý. Như ta biết, về cơ bản, các chính sách của nhà nước Việt Nam trong phát triển kinh tế trên phương diện nông nghiệp mang màu sắc của cuộc Cách mạng xanh vốn phổ biến ở một số quốc gia trên thế giới - bao gồm các quốc gia Đông Nam Á - cách đây trên dưới nửa thế kỷ. Những người chủ trương tiến hành Cách mạng xanh cho rằng khoa học và công nghệ là giải pháp duy nhất để xóa bỏ sự nghèo đói và bất bình đẳng ở các nước đang phát triển. Mục đích của cuộc cách mạng này là xây dựng các cơ sở sản xuất nông nghiệp lớn theo hướng công nghiệp hóa nhằm xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới (Gupta 1998). Việc phát triển nông nghiệp theo hướng trên đã đem lại một số chuyển biến có ý nghĩa, nhưng bên cạnh đó cũng gây rất nhiều hệ quả tiêu cực, dẫn đến sự phản ứng của người dân. Đầu tiên cần phải nói rằng, việc hiện đại hóa nông nghiệp tác động xấu đến hệ sinh thái và làm suy thoái nguồn tư liệu sản xuất. Việc phá rừng (khai hoang) để tăng diện tích đất trồng trọt hoa màu/cây công nghiệp; việc lạm dụng giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thiết bị sản xuất hiện đại... trên thực tế đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu theo tiêu chí phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn được nguyện vọng cơ bản hiện tại mà không ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các thế hệ sau (Báo cáo của Hội đồng Brundtland của Liên hiệp quốc năm 1987), thì lợi ích của cuộc cách mạng xanh chỉ là lợi ích mang tính nhất thời. Một trong những hệ quả đầu tiên của sự suy thoái môi trường chính là sự suy thoái đất đai và nguồn nước. Mặt khác, việc hiện đại hóa nông nghiệp đã vô hiệu hóa các loại tri thức và các thực hành về đa dạng sinh học truyền thống, khiến người dân tộc thiểu số trở nên bị động trong hoạt động sản xuất, mặc dù trong quá khứ, những tri thức và các thực hành này đã đem lại cho họ những “mùa vụ ổn định và chắc chắn nhất trong các điều kiện tự nhiên khác nhau” (Scott 1976: 2 - 3). Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa nông nghiệp còn khiến cho người nông dân trở nên phụ thuộc vào hệ thống kinh tế bên ngoài. Sự khó khăn trong việc kiểm soát đầu vào (giống má, thuốc trừ sâu, thiết bị kĩ thuật...) cũng như đầu ra (nơi tiêu thụ) của sản phẩm nông nghiệp đã gây nhiều bất lợi cho người nông dân. Nếu trước đây, họ làm chủ được việc sản xuất thì bây giờ, không nhiều người có thể mô tả về mình như thế. Quả thực, sau khi trừ các khoản chi cho “đầu vào”, thường thì số tiền thu về của họ là không đáng kể, thậm chí có lúc còn bị lỗ. Có thể nói, một bộ phận lớn nông dân của nhiều cộng đồng trên khắp thế giới đã thực sự trở thành “nạn nhân của sự tiến bộ”, như tên một công trình nổi tiếng của Bodley (2008). Sau nữa, việc hiện đại hóa nông nghiệp làm cho sự phân hóa xã hội giữa những người có điều kiện và không có điều kiện gia tăng (Escobar 1995). Những người có điều kiện nắm lợi thế cả ở phương diện đầu vào và đầu ra của sản phẩm nên dễ thành công, còn người nghèo thì hiển nhiên sẽ gặp phải nhiều thử thách hơn. Không ít người nghèo, do lâm vào cảnh nợ nần túng thiếu, đã phải bán ruộng đất cho những người khá giả và trở thành người làm thuê. Ngoài ra, việc hàng hóa hóa nền kinh tế thay thế cho đạo lý tự cấp tự túc vốn được đặc trưng bằng một sự dàn xếp xã hội còn khiến người nghèo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: