Danh mục

Sinh lý học cầm máu

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 546.32 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cầm máu là ngăn cản sự chảy máu, khi mạch máu bị tổn thương, quá trình cầm máu phải đáp ứng nhanh chóng, khu trú tại vùng tổn thương và được kiểm soát hết sức chặt chẽ. Tài liệu Sinh lý học cầm máu trình bày về co mạch; sự hình thành nút tiểu cầu, quá trình đông máu;...Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh lý học cầm máu SINH LÝ HỌC CẦM MÁU Cầm máu là ngăn cản sự chảy máu. Khi mạch máu bị tổn thương, quá trình cầm máuphải đáp ứng nhanh chóng, khu trú tại vùng tổn thương và được kiểm soát hết sức chặt chẽ.Quá trình cầm máu được thực hiện qua các giai đoạn: co mạch, hình thành nút tiểu cầu,đông máu, tan cục máu đông và hình thành mô xơ để cầm máu vĩnh viễn.I. CO MẠCH Ngay sau khi mạch máu bị tổn thương, thành mạch sẽ co lại làm hạn chế chảy máu rakhỏi thành mạch. Mạch máu bị tổn thương càng nhiều thì mức độ co mạch càng mạnh. Sựco mạch tai chỗ có thể kéo dài nhiều phút hoặc thậm chí đến vài giờ. Trong thời gian này sẽdiễn ra sự hình thành nút tiểu cầu và đông máu. Sự co mạch do các cơ chế sau: - Phản xạ thần kinh do đau. - Sự co cơ thành mạch tại chỗ được khởi phát trực tiếp bởi thương tổn thành mạch. - Do các yếu tố thể dịch từ tổ chức thương tổn và tiểu cầu tiết ra (thromboxan A2, serotonin, endothelin, angiotensin II ...). Điều kiện để mạch co tốt là thành mạch phải vững chắc và có tính đàn hồi tốt.II. SỰ HÌNH THÀNH NÚT TIỂU CẦU1. Sinh lý tiểu cầu Tiểu cầu là những tế bào máu được sinh ra trong tuỷ xương, thực chất nó chỉ là mộtmảnh tế bào vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ (hình 1). Sau khi được phóng thích từ tuỷ xươngvào máu ngoại vi, chỉ có khoảng 60 - 75% tiểu cầu lưu thông trong máu, phần còn lại đượcdự trữ ở lách. Số lượng bình thường của tiểu cầu trong máu khoảng 150.000 -350.000/mm3. Đời sống thay đổi từ vài ngày đến 2 tuần. Mỗi ngày có khoảng 10% tiểu cầuchết và được tuỷ xương bổ sung liên tục. Tiểu cầu có kích thước khoảng 2 - 4 m, thể tích 5 - 7 m3, không có nhân nhưng bàotương có nhiều hạt. Có 2 loại hạt là:- Hạt  chứa yếu tố PDGF (platelet derived growth factor) có tác dụng giúp chóng liền vết thương thành mạch. Nó còn chứa các yếu tố von-Willebrand, fibrinogen, fibronectin.. có vai trò quan trọng trong quá trình kết dính và kết tụ tiểu cầu. 1Hình 1: Quá trình biệt hoá của tiểu cầu và các tế bào máu khác trong tủy xương 2- Hạt đậm đặc chứa ADP, ATP, Ca2+, serotonin... Ngoài ra, bên trong tiểu cầu còn chứa các enzym để tổng hợp thromboxan A2, yếu tốổn định fibrin, lysosom và các kho dự trữ Ca2+. Đặc biệt, trong tiểu cầu còn có các phân tửactin, myosin, thrombosthenin giúp nó co rút. Trên màng tiểu cầu có lớp glycoprotein tích điện âm rất mạnh giúp tiểu cầu khôngdính vào nội mạc bình thường. Màng tiểu cầu cũng rất giàu phospholipid tham gia vào quátrình đông máu. Ngoài ra, trên màng tiểu cầu còn có các loại glycoprotein Ib, IIb và IIIa cóvai trò quan trọng trong sự kết dính và kết tụ của tiểu cầu.2. Hình thành nút tiểu cầu Diễn ra theo các giai đoạn như sau:2.1. Kết dính tiểu cầu Bình thường, tiểu cầu lưu thông trong lòng mạch và không bám dính vào tế bào nộimạc. Nhưng khi thành mạch bị tổn thương, lớp collagen nằm bên dưới tế bào nội mạc mạchmáu được lộ ra. Tiểu cầu sẽ đến kết dính vào lớp collagen này. Yếu tố von-Willebrand vàglycoprotein Ib đóng vai trò quan trọng trong sự kết dính này.2.2. Tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động Sau khi kết dính với collagen, tiểu cầu sẽ được hoạt hoá. Nó phình to ra, thò các chângiả và giải phóng một lượng lớn ADP, thromboxan A2 , serotonin... (hình 2). Hình 2: Hiện tượng giải phóng của tiểu cầu2.3. Kết tụ tiểu cầu ADP và thromboxan A2 vừa được giải phóng ra sẽ hoạt hoá các tiểu cầu ở gần và làmchúng dính vào lớp tiểu cầu ban đầu gọi là kết tụ tiểu cầu. Rồi lớp tiểu cầu đến sau này lại 3giải phóng các chất hoạt động làm hoạt hoá và dính thêm lớp tiểu cầu khác. Cứ như vậy,các lớp tiểu cầu kế tiếp nhau dính vào tổn thương càng lúc càng nhiều tạo nên nút tiểu cầu(hình 3). Tuy nhiên, nút tiểu cầu là một nút cầm máu lỏng lẻo, nó chỉ hiệu quả đối với cácthương tổn nhỏ của thành mạch. Nếu tổn thương mạch máu lớn hơn, cần phải có cục máuđông phối hợp để cầm máu. Hình 3: Hiện tượng kết tụ tiểu cầu Quá trình kết tụ tiểu cầu có vai trò quan trọng của các glycoprotein IIb, IIIa và các yếutố fibrinogen, fibronectin...III. QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU Bình thường, máu trong lòng mạch luôn ở dạng lỏng. Tuy nhiên, khi mạch máu bị tổnthương hoặc máu chảy ra khỏi cơ thể, máu sẽ chuyển sang dạng đặc. Quá trình máu chuyểntừ dạng lỏng sang dạng đặc được gọi là quá trình đông máu. Quá trình này cần có sự thamgia của các yếu tố đông máu. Các yếu tố đông máu kinh điển được ký hiệu theo thứ tự bằng chữ số La Mã nhưsau: Yếu tố I : Fibrinogen Yếu tố II : Prothrombin Yếu tố III : Thromboplastin tổ chức Yếu tố IV : Ca2+ Yếu tố V : Proaccelerin ...

Tài liệu được xem nhiều: