Thông tin tài liệu:
Tâm thất co bóp không những tống máu vào động mạch chủmà còn tạo một sóng áp lực dịch chuyển dọc theo thành động mạch với vận tốc 5m/s, sóng này đến mạch quay mất 0,1s sau khi được tống vào động mạch chủ. Cường độ của mạch động mạch phụ thuộc chủ yếu vào thể tích tống máu tâm thu. Khi thể tích tống máu yếu như khi mất máu hoặc suy tim, thì mạch yếu, sau một sự gắng sức, mạch mạnh hơn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh lý học tim mạch (biểu hiện chu chuyển tim) Sinh lý học tim mạch (biểu hiện chu chuyển tim)5. Biểu hiện bên ngoài của chuchuyển tim5.1. Mạch động mạchTâm thất co bóp không nhữngtống máu vào động mạch chủmà còn tạo một sóng áp lực dịchchuyển dọc theo thành độngmạch với vận tốc 5m/s, sóngnày đến mạch quay mất 0,1s saukhi được tống vào động mạchchủ. Cường độ của mạch độngmạch phụ thuộc chủ yếu vào thểtích tống máu tâm thu. Khi thểtích tống máu yếu như khi mấtmáu hoặc suy tim, thì mạch yếu,sau một sự gắng sức, mạchmạnh hơn.5.2. Tiếng timTrước kia, để nghe tiếng tim,người thầy thuốc áp tai trênngực bệnh nhân, tiếp đó ngườita dùng ống nghe tim bằng gỗ,mà ngày nay vẫn còn sử dụngđể nghe tim thai. Hiện nay sửdụng ống nghe thông thường(Stéthoscope). Tiếng tim cònđược nghe bằng tâm thanh đồ vàghi lại trên băng giấy, mục đíchđánh giá hoạt động tiếng timbằng hình ảnh.Theo cổ điển, tiếng thứ nhất vàtiếng thứ hai của tim được nghepoum-tac là một nhịp đập củatim. Còn ký hiệu là T1 và T2.T1 do van nhĩ thất đóng, cộngvới sự xoáy của máu đập vàothành cơ tim tạo nên một tiếngtrầm dài, nghe rõ ở mỏm tim,ngay sau khi tâm thất thu.T2 do van bán nguyệt đóng, caongắn nghe rõ ở đáy tim, đầu thờikỳ tâm trương.Ngoài ra còn có tiếng T3 phùhợp với kỳ đổ đầy thất nhanh,T4 do sự co của tâm nhĩ, nhưnghai tiếng này không thể nghebằng ống nghe thông thường.Ở người lúc nghỉ, thời gian giữaT2 và T1 dài gấp hai lần thờigian giữa T1 và T2, do đó giữahai tiếng tim có khoảng ngừng.Khi nhịp tim nhanh, khoảngngừng này ngắn lại.Trong lâm sàng, nghe tim có thểphát hiện tiếng tim bất thườngtrong bệnh lý van tim.