Danh mục

Sinh viên người dân tộc thiểu số với vai trò trung tâm cố kết cộng đồng, kiến tạo và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về vấn đề quan hệ dân tộc và tính cố kết cộng đồng hiện nay ở Việt Nam, vấn đề kiến tạo và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số hiện nay ở Việt Nam, phát huy vai trò của sinh viên người dân tộc thiểu số trong cố kết cộng đồng, kiến tạo và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh viên người dân tộc thiểu số với vai trò trung tâm cố kết cộng đồng, kiến tạo và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu sốSINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI VAI TRÒ TRUNG TÂM CỐ KẾTCỘNG ĐỒNG, KIẾN TẠO VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TS. Phạm Trọng Lượng Phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Tây Nguyên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, quan hệ tộc người (Ethnic group/Ethnicity) tồn tại với nhiều dạngthức khác nhau. Ở cấp độ cá nhân có các dạng quan hệ cá nhân với người đồng tộc;quan hệ cá nhân với người khác tộc người. Ở cấp độ cộng đồng có: quan hệ trong nộibộ cộng đồng (quan hệ giữa các nhóm cùng tộc người trong nước); quan hệ giữa tộcngười này với tộc người khác và quan hệ liên cộng đồng. Ở cấp độ dân tộc - quốc giavà quốc gia - dân tộc (Nation-State). Trong các mối quan hệ trên thì quan hệ tộc ngườithì quan hệ quốc gia - dân tộc (Nation-State) là vấn đề then chốt. Quan hệ này có liênquan mật thiết đến các tộc người, đến quan hệ nhà nước với tộc người, và hơn thế làsự ổn định, phát triển của các tộc người trong một quốc gia thống nhất. Bên cạnh đócòn có quan hệ dân tộc xuyên quốc gia. Vấn đề ý thức tộc người, ý thức quốc gia dân tộc, sự cố kết cộng đồng quốc gia- dân tộc đã được đề cao trong lịch sử Việt Nam. Quốc gia - dân tộc Việt Nam có vị tríđịa lý hết sức đặc biệt, là bạn hàng xóm “núi liền núi - sông liền sông” với một quốcgia - dân tộc luôn có tư tưởng bành trướng, xâm lược đó là Trung Quốc. Ý thức quốcgia - dân tộc không chỉ tồn tại trong bộ phận thượng tầng kiến trúc mà còn ở tất cảngười dân Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, việc nhận diện và làm sâu sắc hơn vấn đề cố kếtcộng đồng làm nền tảng cho quá trình kiến tạo, phát huy văn hóa các dân tộcthiểu số, phát huy văn hóa dân tộc quốc gia trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâuquốc tế là điều cần thiết. Để đất nước ổn đinh, quốc gia cường thịnh, có bản sắc thìviệc xây dựng quốc gia - dân tộc cần có sự cố kết cộng đồng cao và sự kiến tạo liêntục. Điều đó có nghĩa, xây dựng quốc gia - dân tộc không chỉ là kinh tế mà cả vănhóa, và là một quá trình liên tục, lâu dài, không có thời điểm kết thúc, bởi trongnhững bối cảnh mới luôn đặt ra các thách thức mới. Như vậy, quốc gia - dân tộc làkết quả của một quá trình cộng đồng kiến tạo liên tục, không ngừng nghỉ. Sự kiếntạo trước hết thuộc về trách nhiệm của nhà nước, của công dân ở quốc gia - dântộc đó, ở từng cá nhân trong mỗi tộc người và sau nữa có thể có cả sự giúp đỡ củacộng đồng quốc tế và các nước phát triển. Tuy nhiên, sự giúp đỡ này thường chỉ ởhợp phần xây dựng quốc gia, còn xây dựng dân tộc hay rõ hơn là xây dựng sự cốkết và bản sắc dân tộc lại thuộc về bản thân quốc gia - dân tộc đó. Trong nội tại, tự thân sự cố kết cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trongđó các yếu tố ý thức tộc người, yếu tố hiểu biết tự thân văn hóa tộc người, yếu tố kiếntạo, hội nhập là các yếu tốt then chốt. Không khó khi chúng ta dẫn chứng trên thếgiới hiện nay có nhiều dân tộc, quốc gia thiếu sự cố kết, kiến tạo, vì quá trình hộinhập mà họ mất bản sắc văn hóa của mình, không thể nhận diện trong thế giớiphẳng này. Ngược lại có nhiều quốc gia thành công trong kiến tạo thương hiệu quốcgia qua nhận diện văn hóa và ý thức cố kết tộc người. 43 Vấn đề cốt lõi ở đây, Việt Nam hiện đang chịu tác động của tất cả các yếu tốtrên đặc biệt là quá trình hội nhập. Chủ thể quan trọng trong hội nhập là nhữngngười trẻ tuổi, đặc biệt là sinh viên. Theo theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đàotạo, số sinh viên hệ đại học cả nước năm học 2019 - 2020 là 1.672.881 người (số liệukhông bao gồm các trường đại học, học viện thuộc khối An ninh, Quốc phòng). Sốsinh viên tốt nghiệp đại học là 263.172 người. Năm học 2019 - 2020, có 103.181 sinhviên là người dân tộc thiểu số, chiếm tỉ lệ 6.16% tổng số sinh viên cả nước. Với số lượng sinh viên hết sức đông đảo và là đại diện tiêu biểu cho lớp trẻ, có trìnhđộ, có năng lực, nhanh nhẩy và có khả năng tiếp thu các yếu tố mới. Do vậy, sinh viênđược coi là đối tượng có vai trò trung tâm cho các hoạt động nhằm phát huy giá trị vănhóa dân tộc, là trung tâm cho sự cố kết cộng đồng và là đại diện cho sức mạnh và tương laiquốc gia dân tộc ở tâm vĩ mô. Đối với các dân tộc thiểu số, trí thức và đặc biệt là sinh viên là vốn quý, lànguồn vốn con người có vai trò then chốt cho quá trình cố kết, kiến tạo và phát huyvăn hóa các dân tộc thiểu số.2. VẤN ĐỀ QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÍNH CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY ỞVIỆT NAM Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để quan hệ dân tộc và tính cố kết cộngđồng dân tộc bền vững phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản trong xây dựng cộng đồngquốc gia - dân tộc Việt Nam là: (i) Nguyên tắc đoàn kết dân tộc; (ii) Nguyên tắc bình đẳng;(iii) Nguyên tắc tôn trọng. Trong ba nguyên tắc này, nguyên tắc đoàn kết dân tộc là quant ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: